Vải acrylic là gì? Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải acrylic

Tiếp nối sự thành công của các loại vải Nylon, Polyester thì vải Acrylic cũng là chất liệu cao cấp, mang đến những bộ đồ bền đẹp cho người mặc. Loại vải tổng hợp này đang dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành ứng cử viên sáng giá được nhiều nhà Fashion Designer lựa chọn. Nếu bạn vẫn có những thắc mắc về ưu, nhược điểm và ứng dụng của loại vải này thì hãy cùng tham khảo thông tin mà Gạo House chia sẻ dưới đây nhé!

Vải acrylic được ưa chuộng, sử dụng nhiều trong đời sống
Vải acrylic được ưa chuộng, sử dụng nhiều trong đời sống

1. Vải acrylic là gì?

Vải Acrylic còn được gọi với các tên khác là len nhân tạo, sợi tổng hợp acrylic hoặc sợi len acrylic. Loại vải này được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên là Acrylonitrile. Quá trình sản xuất của vải bằng cách cho hóa chất dầu mỏ hoặc than trộn với các chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm đặc tính riêng biệt của vải. 

Để có được một sợi vải này thì cần có khoảng 85% monome acrylonitrile, mang đến khả năng ổn định cho các sợi liên kết. Do đó, những sản phẩm được may bằng loại vải này có màu sắc rất đa dạng, đẹp mắt và dần thay thế vải len trên thị trường.

Chất liêu vải có độ vân nhám, sở hữu đặc trưng riêng
Chất liêu vải có độ vân nhám, sở hữu đặc trưng riêng

2. Lịch sử ra đời & phát triển của vải acrylic

Cũng như những loại vải tổng hợp khác, vải Acrylic được phát triển nhờ tập đoàn Dupont của Mỹ. Vào năm 1941, trong phòng thí nghiệm của Dupont, một nhà khoa học đang nghiên cứu sợi rayon thì ông phát hiện ra sợi acrylic. Ban đầu, loại sợi này được gọi tên là sợi A, sau đó được đăng ký nhãn hiệu với tên Orlon.

Trong quá trình nghiên cứu sợi acrylic để thay thế sợi len thì tập đoàn Dupont gặp vấn đề về nhuộm vải và kéo sợi. Đồng thời, trong thời điểm đó, các sợi nylon và polyester đang trong giai đoạn bùng nổ nên không thể sản xuất sợi acrylic. Vào những năm 1950, khi các khó khăn được khắc phục, Dupont tiếp tục tiến hành chế tạo các áo phông đồng phục may từ vải acrylic. 

Chất vải acrylic có nguồn từ xa xưa
Chất vải acrylic có nguồn từ xa xưa

Đến năm 1970, việc sử dụng vải lại bị hạn chế bởi phong trào bảo vệ môi trường. Đặc biệt, có nhiều thông tin chứng minh rằng các thành phần tạo nên chất liệu này gây độc hại, có chứa chất ung thư ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Do đó, sản lượng sản xuất vải Acrylic bị giảm sút và không được phát triển nữa. 

Tuy nhiên, cho đến ngày nay sợi acrylic lại được tập trung sản xuất tại vùng Viễn Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ,… Bên cạnh đó, loại vải này cũng được phát triển sang các nước châu Âu, duy trì sản xuất để tạo ra những bộ trang phục đẹp đẽ, sang trọng.

3. Quy trình sản xuất vải acrylic chi tiết nhất

Quá trình sản xuất chất liệu này trải qua những công đoạn rất nghiêm ngặt. Dưới đây là một số nước để tạo ra loại vải này. 

3.1. Trùng hợp

Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất vải là trùng hợp. Người ta sẽ sử dụng polymer với thành phần chứa ít nahats 85%, sau đó đưa chất này vào phản ứng trùng hợp gốc tự do trong nước. 

Quá trình sản xuất vải trải qua nhiều bước
Quá trình sản xuất vải trải qua nhiều bước

3.2. Tạo sợi vải acrylic

Các sợi polymer sau khi được dùng để trùng hợp với dung môi hóa học sẽ được hòa tan. Phản ứng tạo ra hỗn hợp dạng gel, được chuyển qua máy quay sợi để tạo thành acrylic dạng sợi.

3.2.1. Sợi ướt

Các sợi được đông tụ trong dung môi sẽ tạo thành sợi ướt. Trước khi được chuyển đến giai đoạn tách khô. 

3.2.2. Sợi khô vải acrylic

Tiếp đến, quy trình kéo sợi khô cũng được xử lý tương tự bằng dung môi bay hơi trong dòng không khó trơ, tạo ra nhiệt độ cao làm cho các sợi đông tụ, khô lại.

3.5. Kéo sợi vải

Sau khi tạo thành các sợi acrylic sẽ được mang đi rửa sạch, kéo giãn thành những sợi mỏng, dài. Mục đích để phục vụ cho quá trình dệt sợi vải acrylic thành tấm, từ đó giảm thiểu tối đa chi phí và hiệu suất. 

Kéo sợi vải là quan trọng khi tạo ra vải acrylic
Kéo sợi vải là quan trọng khi tạo ra vải acrylicnh phẩm

3.6. Hoàn thiện vải

Sau khi các sợi acrylic chất lượng được hoàn thành sẽ tiếp tục được cuộn thành từng ống và chuyển đến khu vực dệt may. Nhà máy sản xuất sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng gói để mang ống vải tiêu thụ ngay trên thị trường hoặc dệt thành vải tấm. 

Bên cạnh đó, các tẩm vải acrylic cũng có thể được mang đi nhuộm màu, phủ thêm chất kháng cháy để hạn chế tối đa nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này rất độc hại. 

4. Phân loại vải Acrylic phổ biến nhất hiện nay

Với sự kết hợp giữa nhiều sợi khác nhau đã tạo nên nhiều biến thể acrylic. Người ta chia vải thành 4 loại chính như sau:

4.1. Chất vải Acrylic

Chất liệu acrylic nguyên chất chứa ít nhất 85% Acrylonitrile. Loại vải này giữ nguyên được đặc tính của vải acrylic.

Vải acrylic được phân thành nhiều loại khác nhau
Vải acrylic được phân thành nhiều loại khác nhau 

4.2. Vải Lastrile

Vải Lastrile được tạo bằng cách pha trộn Diene và Acrylonitrile. Loại vải này có tính đàn hồi cao, được ứng dụng phổ biến trong đời sống con người. Trong đó, may in áo thun đồng phục là một trong những lĩnh vực được ứng dụng khá phổ biến. 

4.3. Vải Modacrylic

Loại vải này là một phần Acrylonitrile được sử dụng thêm nhiều polymer và vinylidene clorua. Ưu điểm nổi bật của loại vải này là có độ dẻo dai, chống nhăn tốt, chống thấm nước và giữ form hiệu quả. Đặc biệt, so với loại vải acrylic truyền thống thì vải Modacrylic có khả năng kháng cháy tốt hơn. 

4.4. Vải Nitrile

Khác với các loại vải khác thì vải Nitrile có thành phần lớn từ Vinylidene clorua. Chất liệu này được sử dụng phổ biến trên thị trường Mỹ những năm 1960 và trên thị trường châu Á. Tuy nhiên, chất vải Nitrile khó nhuộm màu nên chỉ được sử dụng vào phong cách thời trang vintage, ít người biết đến. 

Vải có độ khô thoáng tuyệt đối, khả năng kháng cháy hiệu quả
Vải có độ khô thoáng tuyệt đối, khả năng kháng cháy hiệu quả

5. Ưu điểm vải Acrylic

Là một chất liệu tổng hợp nên vải acrylic mang rất nhiều đặc điểm nổi trội trong tính năng, cụ thể: 

  • Tính đàn hồi tốt: Loại vải này sở hữu độ co giãn vượt trội so với các chất liệu khác trên thị trường. Nhờ ưu điểm này mà những bộ trang phục được may bằng vải này rất giữ form, dễ trở về trạng thái ban đầu mặc dù đã bị gấp hoặc lâu ngày không sử dụng. Bên cạnh đó, vải acrylic còn được đánh giá rất tốt khi dùng làm vải bọc.
  • Trọng lượng nhẹ, giữ ấm: Ưu điểm tuyệt vời của vải là trọng lượng nhẹ và giữ ấm tuyệt vời. Không những vậy, liên kết vải cũng rất chặt chẽ, sở hữu khả năng cách nhiệt trên nền nhiệt lạnh.
  • Dễ nhuộm màu: Vải acrylic rất dễ nhuộm màu. Do đó, các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo, thiết kế ra bộ đồ đồng phục học sinh mang màu sắc nổi bật.
  • Chịu nhiệt tốt, nhanh khô thoáng: Khả năng thoát ẩm của chất liệu này cũng rất tốt, nổi bật hơn so với những chất liệu khác. Bên cạnh đó, loại vải đó còn có khả năng chống tia cực tím, chịu nhiệt độ cao một cách hiệu quả.
  • Giá thành rẻ: Giá thành của vải cũng rất phải chăng, thích hợp với nhiều phân khúc khách hàng trên thị trường. Ngoài ra, loại vải này cũng dễ bảo quản, vệ sinh và có thể giặt tay thoải mái, không ảnh hưởng đến chất lượng vải. 
Vải sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Vải sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

6. Nhược điểm của vải Acrylic

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải acrylic còn hạn chế một vài nhược điểm như sau:

  • Thô, nóng: Cũng tương tự như những chất liệu tổng hợp khác, khi diện những bộ đồ bằng vải acrylic người măc sẽ cảm thấy nóng, bí bách và khó chịu, nhất là vào những ngày hè oi bức.
  • Dễ bị giãn: Mặc dù có độ bền cao nhưng loại vải này rất dễ bị giãn. Sau nhiều lần giặt, những mẫu áo đồng phục nhóm vải acrylic sẽ mất đi form dáng ban đầu, giãn dần ra và rộng hơn.
  • Có thể biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao: Khi gặp nhiệt độ cao loại vải này sẽ nhanh chóng bị biến đổi màu, chất lượng giảm sút.
  • Chưa thân thiện với môi trường: Việc sử dụng hóa chất để sản xuất acrylic sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường. Hơn nữa, loại vải này cũng có thành phần chủ yếu từ nhựa, không thể phân hủy sinh học ảnh hưởng đến môi trường đất.
  • Dễ xù lông: Trong quá trình sử dụng vải acrylic bạn sẽ thấy hiện tượng hạt xoắn trên bề mặt vải, gây mất thẩm mỹ cho trang phục. Để khắc phục, bạn có thể cắt bỏ những phần xù lông trên mặt vải. 
Vải vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định
Vải vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định

7. Phân biệt vải acrylic và vải polyester

Loại vải acrylic và vải polyester có gì giống và khác nhau. Cùng so sánh đặc điểm của hai loại vải nhân tạo phổ biến trên thị trường này nhé. 

  • Thành phần cấu tạo, tính năng: Cả hai chất liệu đều có nguồn gốc từ nhựa nhân tạo nên rất dễ bám bẩn. Tuy nhiên, xét về khả năng cách điện thì vải acrylic có sự nổi trội hơn, nên có thể giữ ấm tốt hơn. Đây là lý do vì sao vải acrylic thường được may trang phục cho mùa đông, còn vải polyester có thể linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết khác.
  • Độ bền chắc: Cả hai loại vải này đều có độ bền cao, chắc chắn. Tuy nhiên, sợi acrylic dễ cháy, chống mài mòn hay hóa chất kém hơn vải polyester.
  • Tính an toàn với môi trường: Vải polyester có tính bền vững tốt và dễ tái chế hơn. Bên cạnh đó, vải acrylic phải mất tới hơn 200 năm mới có thể phân hủy hoàn toàn, ảnh hưởng đến môi trường.
Vải acrylic và vải polyester có điểm tương thích đồng bộ với nhau
Vải acrylic và vải polyester có điểm tương thích đồng bộ với nhau

8. Ứng dụng vải Acrylic trong cuộc sống

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nên vải acrylic vẫn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, cụ thể: 

8.1. Trong thời trang

Trên thị trường thời trang, may mặc, vải acrylic có đóng góp rất lớn. Những bộ đồ may bằng loại vải này có khả năng đàn hồi tốt và giữ nguyên form dáng. Do đó, các nhà thiết kế thường sử dụng các loại vải này để may trang phục bóng chày, bóng rổ và đồ mùa đông như áo len, gang tay,… 

Vải acrylic được ứng dụng nhiều trong may mặc
Vải acrylic được ứng dụng nhiều trong may mặc

8.2. Trong phụ kiện

Bên cạnh những bộ trang phục thì vải acrylic còn được may những phụ kiện như tóc giả, khăn quàng, lót giày,… 

8.3. Trong nội thất

Trong nội thất, vải acrylic cũng được dùng để sản xuất chăn, thảm trải sàn, vỏ đệm, vali hoặc dụng cụ bảo quản gỗ. Nhờ đặc tính nổi bật nên những đồ phụ kiện làm bằng loại vải này có độ bền rất cao, mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. 

8.4. Ứng dụng khi làm lều bạt ngoài trời

Ngoài ra, loại vải này còn được sử dụng để làm lều hay các vật dụng ngoài trời khác. Nhờ khả năng chống thấm nước, độ bền cao nên lều bạt bằng vải acrylic rất được ưa chuộng. 

Vải cũng thường được sử dụng để làm phông, bạt
Vải cũng thường được sử dụng để làm phông, bạt

9. Vải Acrylic ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường như thế nào?

Vải acrylic được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống, tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường như sau: 

9.1. Acrylic gây hại cho môi trường

Vải acrylic không phân hủy sinh học nên phần lớn tác động tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất của loại vải này cũng sử dụng nhiều hóa chất gây hại cho hệ sinh thái xung quanh. 

Ngoài ra, các chất sử dụng để sản xuất vải acrylic rất dễ bay hơi nên các nhà máy có thể có nguy cơ phát nổ nếu không kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, sau quá trình sản xuất những chất độc hại không được xử lý hoặc thải bỏ đúng cách sẽ xâm nhập vào hệ sinh thái, gây hại nguy hiểm cho con người và động vật. 

Vải Acrylic đẹp và phong cách
Acrylic gây hại cho môi trường

Những sợi nhỏ khi giặt vải acrylic cũng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, làm hại đến môi trường đất và nước xung quanh. Ngoài ra, chất liệu trong loại vải này là chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), acrylonitrile có khả năng tạo ra ozon dưới đất, làm giảm năng suất cây trồng và gây nhiễm độc. 

9.2. Chứa chất gây ung thư

Ngoài nguy hại cho môi trường thì loại vải acrylic còn gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Năm 1979, Cơ quan Bảo vệ Môi trường hoa Kỳ đã chứng minh rằng các monome còn sót lại trong vải acrylic có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, chất vải acrylic được xử lý bằng chất chống cháy độc hại, sau khi tiếp xúc nhiều sẽ gây tích tụ trong cơ thể.

Vải chứa các chất độc gây hại cho da
Vải chứa các chất độc gây hại cho da

Việc tiếp xúc nhiều với các loại sợi tổng hợp sẽ làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài ra, các chất độc hại trên loại vải này cũng đóng vai trò là nơi sản sinh vi khuẩn, gây ra các bệnh về da. 

10. Cách vệ sinh và bảo quản vải Acrylic

Để đảm bảo vải acrylic luôn bền, đẹp sau khi sử dụng thì việc vệ sinh và bảo quản cần thực hiện đúng cách như sau:

  • Nên giặt những bộ đồ bằng vải acrylic bằng nước ấm. Bên cạnh đó, để giảm bớt sự tích điện từ các sợi vải thì bạn nên sử dụng nước xả vải mềm mại trong khi giặt.
  • Sau khi giặt, nên vắt nhẹ bằng tay, sử dụng móc treo bằng nhựa để phơi khô.
  • Nếu giặt vải acrylic bằng máy thì nên sử dụng nước ấm, để chế độ giặt ở mức vừa và sử dụng nước làm mềm vải.
  • Hạn chế sử dụng máy sấy khô với những bộ đồ bằng vải acrylic bởi loại vải này không chịu được nhiệt độ cao. Nếu ủi thì chỉ nên chọn mức nhiệt vừa phải.
Bảo quản vải đúng cách để giữ được độ bền tốt hơn
Bảo quản vải đúng cách để giữ được độ bền tốt hơn

11. Mua vải Acrylic ở đâu uy tín, giá tốt?

Để chọn mua vải acrylic bạn có thể tham khảo ở các chợ hoặc các xưởng sản xuất để đảm bảo về chất lượng và giá thành. Bên cạnh đó, một số cửa hàng may mặc cũng bán loại vải này nhưng có thể khan hiếm.

Trên đây là những thông tin về loại vải acrylic, ưu, nhược điểm và ứng dụng của chúng. Một loại vải có giá thành rẻ, nhưng lại mang một số nhược điểm nhấn định, hơi nóng bực vào mùa hè. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Gạo House sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn nhất. Nếu bạn đang cần may đồng phục gia đình, nhóm, lớp, công ty chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *