Vải denim là chất liệu mang đến độ bền cao, thường được ứng dụng trong may mặc. Loại vải này mang đến thời trang hiện đại, trẻ trung nên được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ vải denim là gì? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vải Denim là gì?
Vải denim là chất liệu vải được dệt đan chéo với thành phần 100% cotton. Hình thức dệt denim phổ biến là dệt thoi, kết hợp với nhiều sợi trắng chạy ngang còn sợi chàm chạy dọc. Ngày nay, loại vải này được cải tiến thêm rất nhiều trong thành phần nên chúng còn được cấu tạo thêm với các sợi khác như lycra, polyester để chống nhăn và chống co rút sợi.
Loại vải này thường có màu xanh lam khá giống với vải jeans vì trong thành phần sử dụng chất nhuộm màu chàm. Mật độ của sợi denim trong chất liệu khá cao nên tạo cảm giác tổng thể bị cứng. Tuy nhiên ngày nay, denim ngày càng được sản xuất nhiều trên toàn thế giới.
2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển vải Denim
Vào những năm thuộc thế kỷ 17, denim xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Nimes tại Pháp. Cái tên Denim bắt nguồn từ loại vải “serge de Nimes”. Cho đến cuối thế kỷ 18, vải denim bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Mỹ với ứng dụng chủ yếu là may quần jean xanh dương.
Vào những năm 1800, những công nhân khai thác mỏ cần tìm kiếm một loại quần có độ bền cao, chịu lực tốt. Khi đó Levi Strauss – cha đẻ của vải jean và Jacob Davis (một người thợ may) đã cùng bắt tay nhau vào làm nên những chiếc quần jean đầu tiên từ 100% sợi cotton, có khả năng chống chịu và độ bền khá cao. Đây được coi là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu và phát triển quần jeans cùng thương hiệu Levi Strauss vẫn còn thành công cho đến ngày nay.
3. Quy trình sản xuất vải Denim chi tiết nhất
Vải denim được sản xuất theo quy trình 5 bước như sau:
- Bước 1: Bắt đầu với việc thu hoạch ginning, bông và đóng thành kiện. Các kiện được chia thành những túi nhỏ và đưa vào sản xuất. Bông chải thô được xử lý thành những mảnh nhỏ để dệt.
- Bước 2: Bông được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành những sợi cotton thiên nhiên mềm mại.
- Bước 3: Một phần sợi cotton được nhuộm theo cách truyền thống bằng thuốc nhuộm chàm để tạo ra sợi chàm. Phần còn lại để nguyên không xử lý tạo nên sợi trắng.
- Bước 4: Sợi nhuộm và sợi trắng sau đó được dệt thành vải denim. Các sợi màu xanh tạo thành sợi dọc, dệt gần với sợi trắng để tạo cho vải có màu xanh hơn.
- Bước 5: Sau khi dệt thành vải, các quá trình hoàn thiện như loại bỏ các sợi, chỉ rời, loại bỏ xơ vải và cuộn sẽ được thực hiện. Denim thành phẩm sẽ được cuộn tròn và sẵn sàng cho việc vận chuyển. Trang phục được may bằng chất liệu denim sẽ tiến hành rewashing bằng các chất tẩy rửa công nghiệp để giúp vải được mềm, mịn hơn.
4. Phân loại vải denim chi tiết nhất
Denim ngày càng được kết hợp với nhiều sợi vải khác nhau mang đến sự đa dạng. Dưới đây là một số chất liệu denim phổ biến trên thị trường:
4.1. Vải denim 100% cotton
Vải denim cotton là chất vải truyền thống. Đây cũng là loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để may quần dài hoặc quần sooc đồng phục học sinh. Tuy nhiên, do được làm từ 100% cotton nên sợi denim truyền thống sẽ co giãn kém, không thích hợp để chơi thể thao hoặc vận động nặng.
4.2. Vải Raw denim
Vải Raw denim hay còn gọi là vải thô. Chất liệu này thường có màu xanh đậm và trọng lượng nặng hơn so với các loại vải denim khác. Những bộ đồ bằng vải thô thường không được giặt sau khi nhuộm nhằm giữ nguyên tính chất. Tuy nhiên, sau đó việc giặt giũ cần được thực hiện thường xuyên để giúp vải mềm và tránh bị co lại hơn.
4.3. Chất vải Selvedge denim
Vải Selvedge denim có tên gọi khá đặc biệt nên tính chất cũng rất nổi bật. Loại vải này sở hữu đường may viền ở góc cạnh nên độ bền vải tăng cao nhưng không làm mất đi tính thẩm mỹ. Vải được thiết kế tinh xảo hơn nên giá thành sẽ đắt hơn so với các loại vải denim khác. Vải được yêu thích sử dụng để may áo đồng phục dành cho công ty, doanh nghiệp và tổ chức.
4.4. Stretch denim
Loại vải này được kết hợp giữa 97-98% sợi cotton và 2-3% là sợi spandex. Sự pha trộn này giúp cho vải Stretch denim có khả năng co giãn tốt, có tính năng đàn hồi vượt trội và khắc phục được nhược điểm của vải denim. Với chất liệu và tính ứng dụng cao nên loại vải này thường có giá thành cao hơn so với các loại vải khác.
4.5. Chất liệu Poly denim
Chất liệu vải poly denim có đặc tính khá nhẹ, giặt nhanh khô nên thường được ưu tiên thiết kế quần skinny jean cho nam và nữ. Loại vải này được kết hợp khoảng <5% sợi polyester, có độ co giãn tốt, mềm mại nên khá được ưa chuộng. Chất liệu này rất được yêu thích sử dụng để làm áo đồng phục doanh nghiệp.
5. Ưu điểm nổi bật của vải Denim
Nhờ công đoạn sản xuất khá đặc biệt nên vải denim sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể:
- Tính thẩm mỹ cao: Đây là ưu điểm hoàn toàn khác biệt của vải denim so với những chất liệu khác. Loại vải này rất khó bị sờn, rách, sở hữu vẻ đẹp “bụi bặm” nên rất được các tín đồ thời trang ưa chuộng. Đó là lý do vì sao trang phục bằng denim luôn giữ cho mình vị thế trong ngành thời trang mặc dù đã có rất nhiều loại vải khác ra đời.
- Tính cứng cáp: Vải denim sở hữu tính cứng cáp hoàn hảo mà không chất liệu nào có thể làm được. Form dáng của vải khá cứng cáp nên việc bảo quản trở nên khá đơn giản. Bạn có thể gấp gọn trang phục bằng denim trong tủ đồ mà không cần giá treo.
- Độ bền cao: Nhờ sử dụng kỹ thuật dệt con thoi giữa sợi ngang và sợi dọc nên kết cấu sợi vải denim khá vững chắc mang đến độ bền cao trong quá trình sử dụng. Loại vải này sở hữu khá nhiều ưu điểm như chắc chắn, bền, dày dặn, ít nhăn, co giãn nhẹ nên được người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu thích.
- Giá thành đa dạng: Giá thành của denim khá đa dạng nhờ sở hữu nhiều chất liệu sản xuất khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ bộ trang phục nào phù hợp với túi tiền của mình có giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu.
6. Nhược điểm của chất vải Denim
Bên cạnh ưu điểm thì vải denim vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Khả năng co giãn kém: Chất liệu denim không là lựa chọn tối ưu dành cho những trang phục thể thao hoặc người thường xuyên vận động. Bởi trang phục bằng loại vải này có khả năng đàn hồi, co giãn kém, cản trở sự hoạt động của người mặc.
- Độ bền màu thấp: Vải denim có độ bền màu thấp hơn so với các chất liệu khác. Đặc biệt, với một số loại dry denim bạn cần chú ý hơn trong cách giặt và bảo quản để tránh bị phai, bạc màu.
- Lâu khô: Do chất liệu vải dày dặn, cứng cáp nên khi giặt thường lâu khô, tốn thời gian hơn so với chất liệu khác.
7. Cách phân biệt vải denim và vải jeans
Denim và vải jeans là 2 chất liệu thường bị nhầm lẫn và sử dụng thay thế nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Denim là từ chỉ chất liệu vải, còn jeans là từ dùng để chỉ loại trang phục như quần jeans hay quần bò bạn thường mặc. Nói cách khác, tất cả các loại quần jeans đều có thể gọi là denim, nhưng denim không chỉ là quần jeans mà còn là áo khoác, áo váy gia đình dáng yếm, chân váy, túi xách hoặc các sản phẩm khác.
8. Ứng dụng nổi bật của denim trong cuộc sống
Denim được coi là chất liệu “vàng” trong ngành thời trang thế giới. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của chất liệu này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
8.1. Trong ngành may mặc
Từ xa xưa đến nay, vải denim là chất liệu chưa bao giờ lỗi mốt và cũng được ưa chuộng nhất trong ngành thời trang may mặc. Những mẫu trang phục được làm từ chất liệu denim thường mang phong cách cá tính, bụi bặm hay lãng tử được các bạn trẻ yêu thích. Loại vải này có thể dùng để may hầu hết các loại trang phục như quần, áo, váy, dép, giày,…
8.2. Phụ kiện
Ngoài sử dụng để may quần áo, giày dép, chất liệu denim thường mang đến vẻ đẹp độc đáo cho những phụ kiện, góp phần tô điểm thêm phong cách cho người mặc. Một số phụ kiện thường được may bằng denim như: Mũ, nón, thắt lưng, ví đựng, túi xách,…
8.3. Đồ dùng nội thất
Nhờ chất liệu bền bỉ và màu sắc đặc trưng nên chất liệu denim không chỉ được ứng dụng trong ngành thời trang mà còn phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Những đồ dùng nội thất bằng denim thường mang đến vẻ đẹp mới lạ, đầy bụi bặm và rất độc đáo.
9. Hướng dẫn bảo quản vải Denim chi tiết, dài hạn
Để giữ được độ bền cao, lâu phai màu bạn nên có cách vệ sinh và bảo quản như sau:
- Lộn mặt trong ra ngoài trước khi giặt để tránh phai màu.
- Hạn chế sử dụng nước nóng và máy sấy
- Bề mặt denim khá bám bột giặt nên nếu không hòa tan bột giặt thì bột sẽ bám lại trên vải, gây phai màu và ảnh hưởng đến chất lượng vải. Vì vậy khi giặt bạn nên hòa tan hoàn toàn bột giặt với nước trước khi giặt trang phục denim.
- Nên sử dụng thêm nước xả vải: Chất denim vốn đã khá cứng, việc sử dụng nước xả vải sẽ giúp bề mặt vải được mềm mại, không mang lại cảm giác khô cứng cho người mặc.
10. Một vài lưu ý khi bảo quản vải Denim chi tiết nhất
Vì chất liệu denim dễ phai màu nên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý về cách bảo quản và giặt giũ như sau:
10.1. Không giặt quá nhiều
Bản chất của denim rất dễ phai màu nên bạn cần hạn chế giặt chất liệu này. Việc giặt quá nhiều lần sẽ khiến vải nhanh chóng phai màu và mất đi vẻ đẹp vốn có. Do đó, trong quá trình giặt vải bạn nên giặt nhẹ nhàng, tránh sử dụng bàn chải hay giặt máy sẽ làm dão vải.
10.2. Không dùng chất tẩy rửa mạnh
Do bề mặt vải denim khá dính, bám bột nên trong quá trình giặt giũ bạn nên sử dụng nước giặt dịu nhẹ. Điều này sẽ giúp cho vải có độ bền cao hơn, không làm phai màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, trong quá trình giặt bạn nên sử dụng thêm nước xả vải để trang phục được mềm mịn, thơm tho hơn.
10.3. Nên giặt riêng quần áo vải denim
Khi mua mới về bạn nên giặt riêng trang phục denim để chúng phai hoàn toàn. Nếu giặt chung với các chất liệu khác có thể dễ bị nhuộm màu xanh từ denim. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt riêng với những quần áo màu khác để tránh làm mất vẻ đẹp vốn có.
11. Những tác động của vải Denim với môi trường
Vải denim được làm từ 100% sợi cotton nên có khả năng tự phân hủy sinh học và không gây ra tác động xấu với môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác và trồng bông để sản xuất sợi cotton lại gây nên một tác động lớn, bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại phân bón độc hại.
Việc lạm dụng quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng phân bón hóa học cũng làm cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng, khiến cho động vật bị nhiễm độc, biến chứng về sức khỏe.
12. Chất vải denim mặc có nóng không?
Vải denim có độ thoáng khí nên khi mặc không mang lại cảm giác bí bách hay nóng bức. Tuy nhiên, không phải tất cả chất liệu denim đều như vậy mà tùy vào từng loại sẽ có độ thoáng khí khác nhau.
Vào mùa hè, bạn nên chọn chất liệu denim cotton, denim stretch để dễ dàng cho việc di chuyển và vận động. Còn vào mùa đông thì nên ưu tiên chất liệu denim dày dặn như denim raw để có thể giữ ấm.
13. Vải denim giá bao nhiêu?
Mỗi loại denim sẽ có giá thành khác nhau. Dưới đây là giá thành của một vài loại để bạn tham khảo:
- Vải denim Stretch: 50.000 Vnđ/ mét
- Vải denim 100% cotton: 65.000 Vnđ/ mét
- Vải denim poly: 55.000 Vnđ/ mét
Với ưu điểm nổi bật mà vải denim ngày càng xuất hiện phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Mong rằng qua bài viết mà Gạo House chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về đặc tính, cách bảo quản loại vải này. Hãy theo dõi Gạo House để cập nhật thêm thông tin về nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!