Vải gió là một trong những chất liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, may mặc. Loại vải này thường được dùng để may áo gió giữ ấm, chống chịu nước tốt cho những ngày thu đông, se se lạnh trở trời. Hãy cùng Gạo House tìm hiểu về gió là vải gì? Có bao nhiêu loại vải gió và công dụng của chúng ra sao? qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vải gió là gì?
Vải gió là một loại vải làm từ các sợi tổng hợp như vải PVC, sợi nylon kết hợp với sợi cotton. Loại vải này có đặc tính gọn nhẹ, hạn chế thấm nước tốt và cản gió vào cơ thể hiệu quả. Chính vì vậy, đây là chất liệu được ưu tiên sử dụng trong ngành thời trang, dùng để sản xuất các mẫu áo gió phổ biến trên thị trường hiện nay.
2. Chất vải gió có đắt hay không?
Tùy từng loại vải khác nhau mà giá thành sẽ có sự thay đổi. Chất liệu này thường được sử dụng để may áo gió. Tuy nhiên, một mẫu áo bằng loại vải này cũng không quá đắt đỏ, có mức giá trung bình từ 200.000 Vnđ cho đến tiền triệu.
Sự chênh lệch này là do một phần công nghệ tích hợp trên vải như khả năng chống nắng, cản gió, giữ ấm, tô điểm thêm các họa tiết, thêm khóa đồng hoặc chun tay,… Bên cạnh đó, thương hiệu mẫu áo cũng một phần ảnh hưởng đến giá thành. Do đó, giá thành vải gió có đắt hay không còn tùy thuộc vào chất lượng vải, thương hiệu mà bạn chọn mua.
3. Ưu điểm nổi bật của chất vải gió
Chất liệu này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Kháng gió: Đây là ưu điểm của loại vải này giúp giữ ấm cơ thể, ngăn chặn gió thổi luồng vào ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Có khả năng thoáng khí: Tuy vải có khả năng chống gió nhưng nó vẫn đảm bảo khả năng thoáng khí vô cùng tốt. Điều này giúp cho người mặc không bị bí bách, khó chịu.
- Độ bền cao: Loại vải này được làm từ các sợi polyester hoặc nylon chất lượng cao giúp áo có độ bền nhất định. Do đó bạn có thể mặc trang phục từ loại vải này trong thời gian dài.
- Không dễ bám bẩn: Với chất liệu polyester hoặc nylon nên loại vải này không dễ bị bám bẩn.
- Được sử dụng với nhiều mục đích: Loại vải này có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ quần áo cho đến vật liệu xây dựng hoặc nội thất.
4. Nhược điểm của vải gió
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì loại vải này còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không thấm nước: Mặc dù vải có khả năng chống gió nhưng nó không thể chống nước. Vì vậy, trong khí sử dụng loại vải này trong thời tiết mưa, bạn cần sử dụng thêm lớp chống nước khác để đảm bảo sự thoải mái và khô ráo.
- Không phù hợp trong thời tiết nắng nóng: Loại vải này được thiết kế để chống gió và giữ ấm cho cơ thể. Vì vậy, vào những ngày hè nắng nóng người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, ẩm ướt khi sử dụng trang phục từ chất liệu này.
- Giá thành đắt đỏ: Do được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp cao cấp nên loại vải này thường có giá thành đắt đỏ hơn so với các loại vải khác.
- Không co giãn: Với thiết kế chống gió và giữ ấm cho cơ thể nên chất vải này thường không có độ co giãn cao. Điều này có thể khiến người mặc cảm thấy không thoải mái khi hoạt động.
5. Vải gió được phân loại như thế nào?
Vải thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
5.1. Theo bề mặt
Vải gió thường được cấu tạo thành nhiều loại, với nhiều bề mặt khác nhau. Do đó, người ta thường nhìn vào bề mặt vải để phân thành chất liệu gió lì, gân, trám hay nhũn. Mỗi loại sẽ có đặc tính, ưu điểm nổi bật và ứng dụng riêng. Tuy nhiên, bề mặt vải mềm, nhẵn và bóng là phong cách được nhiều người yêu thích nhất.
5.2. Theo mùa nắng
Thời tiết khí hậu Việt Nam thường xuất hiện những cái nắng oi ả. Vì vậy, ngoài những yêu cầu về khả năng chống thấm nước thì người tiêu dùng cần quan tâm đến những sản phẩm từ vải gió có kết cấu mỏng, nhẹ, thoáng khí. Trong mùa nắng nóng, bạn có thể chọn chất liệu gió cotton hay linen đều rất mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và không gây bí da.
5.3. Theo mùa lạnh
Ở một số khu vực nước ta thường xuất hiện những mùa đông khắc nghiệt và lạnh giá. Để giữ ấm cơ thể cho người dùng vào thời gian này các loại như: vải Tricot, Mohair, Tweed,… có khả năng chống gió cực tốt ngày càng xuất hiện phổ biến trên thị trường.
5.4. Theo mùa mưa
Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có những tháng mưa rất nhiều, gây khó khăn cho những hoạt động ngoài trời và di chuyển. Những trang phục bằng vải gió có khả năng kháng nước, kháng khuẩn ra đời và được ưa chuộng ở nước ta. Một số loại vải làm từ nylon, polyester hoặc polyurethane sẽ đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ cũng như chống nước và kháng khuẩn vào mùa mưa cực tốt.
6. Tổng hợp các loại vải gió được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là tổng hợp các loại gió được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
6.1. Vải gió lì
Loại vải này còn có tên gọi khác là vải gió trơn, có bề mặt mịn màng, mang đến cảm giác mềm mại, nhẵn lì. Để dệt thành những tấm vải này cần sử dụng các sợi dệt mỏng nhất tạo nên bề mặt nhẵn, lì và hoàn hảo. Loại vải gió lì có rất nhiều màu sắc đa dạng, giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, loại vải này có mức giá tầm trung nên thường được sử dụng để may đồng phục hoặc áo khoác.
6.2. Vải gió nhũn
Chất liệu này được cấu tạo bởi micro polyester mang đến đặc tính co giãn, mềm mỏng và dễ nhăn khi gặp nhiệt độ cao. Vì tồn tại những nhược điểm mà loại vải này không được sử dụng để may đồng phục mà chỉ để sản xuất áo phao giữ ấm. Bên cạnh đó, đặc tính của vải mềm mại nên hay được dùng để làm lót, cố định hoặc lớp bông bên trong bề mặt áo khoác.
6.3. Vải gió gân
Đây là một chất liệu vải có bề mặt gồ ghề. Những sợi vải được đan chồng lên trên bề mặt tạo nên cấu trúc dày dặn. Loại vải này có khả năng chống thấm nước, cản bụi, cản gió tốt. Ngoài ra, những đường vân gồ ghề là điểm nhấn để giúp cho sản phẩm bằng vải nhìn sang trọng, có tính thẩm mỹ hơn.
6.4. Vải gió trám
Đây là loại vải cao cấp nhất, được ứng dụng nhiều trong may đồng phục. Bề mặt vải dệt hoa văn, kết hợp với chất độn sợi tơ tằm tạo nên hiệu ứng đẹp mắt. Bên cạnh đó, loại vải này có khả năng chống bụi và chống gió vô cùng hoàn hảo. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là có giá thành khá cao nên không được sử dụng phổ biến. Hơn thế nữa, do bề mặt vải bóng nên màu sắc sẽ hơi nhạt hơn so với các loại vải khác.
6.5. Vải cotton
Vải cotton thường được làm bằng các sợi tự nhiên. Loại vải này có độ thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Bên cạnh đó, vải khá dễ nhuộm nên có nhiều màu sắc và kiểu dáng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng trang phục bằng vải bạn nên giặt riêng tránh các loại vải khác vì dễ bị loang.
6.6. Vải gió linen
Vải linen còn có tên gọi khác là vải lanh. Loại vải này thường được dùng để may áo khoác dành cho mùa nóng. Áo khoác gió bằng vải linen thường là áo chống nắng mỏng, che chắn rất tốt từ ánh nắng mặt trời. Loại vải rất được yêu thích sử dụng để giữ ấm cho mùa đông ấm áp.
6.7. Vải nylon
Vải nylon là loại vải thường được sử dụng để may áo gió. Loại vải này có tính chống nước tốt, dùng được vào mùa mưa. Khi chạm hoặc cọ xát vào bề mặt phải sẽ phát ra tiếng xoẹt xoẹt nghe rất đặc trưng.
6.8. Vải gió Polyester
Vải gió Polyester thường được làm bằng 100% sợi PE hoặc có sự kết hợp giữa sợi PR và nylon. Loại vải này thường được dùng để làm vỏ áo khoác hoặc lớp lót, chất liệu đệm bên ngoài. Những mẫu áo khoác bằng loại vải này có đường vân nổi đặc trưng, đa dạng màu sắc và bền đẹp cho người mặc.
6.9. Vải Polyurethane
Vải Polyurethane là một trong những chất liệu có rất nhiều công dụng. Loại vải này thường được dùng để làm vải may áo khoác hoặc tạp dề. Đây là chất liệu có khả năng chống nước tốt, thường được dùng vào mùa mưa. Chất liệu này thường được sử dụng để may đồng phục công sở, áo nhóm teambuilding, áo gia đình…
6.10. Vải gió Mohair
Vải gió Mohair là chất liệu được làm từ lông dê Angora. Loại vải này có ưu điểm là bền, dày, giữ ấm tốt nên thường được sử dụng để may áo gió hay áo jacket. Tuy nhiên, giá thành loại vải này thường đắt đỏ hơn so với các chất liệu gió khác. Vải thường được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
6.11. Vải tweed
Vải tweed thường được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất. Chất liệu vải dày, giữ ấm tốt và có độ chống gió khá cao nên thường được dùng để may áo khoác sang trọng. Bên cạnh đó, vải còn có tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác thanh lịch cho người mặc mà không lo bị lỗi mốt.
6.12. Vải gió len và len pha
Loại vải này được dùng để đan từ những sợi len dày dặn nên thường được sử dụng để may áo len lông cừu. Ưu điểm của vải là thoáng khí, dày dặn, mềm mại và dễ bảo quản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng trang phục bằng vải len rất dễ xù và gây tích điện trong mùa đông.
6.13. Vải tricot
Vải tricot thường có tên gọi khác là vải dạ. Với khả năng chống gió rất tốt, dày và thoải mái nên loại vải này thường dùng để may áo gió cho mùa đông. Tuy nhiên, vải khá nặng nên khi thời tiết thật sự lạnh bạn mới nên mặc nó. Chất liệu này được yêu thích để ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống.
7. Ứng dụng của vải gió trong thời trang và đời sống
Vải gió được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, cụ thể:
- Áo khoác gió: Nhắc đến vải gió không thể thiếu áo khoác gió. Item là sự lựa chọn ưu tiên số một cho những ngày thời tiết trở gió và có mưa. Áo khoác gió thường được thiết kế theo kiểu dáng thể thao, năng động và trẻ trung giúp các bạn trẻ dễ dàng lựa chọn.
- Quần gió: Những chiếc quần gió may bằng chất liệu gió cũng xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Quần gió thời nay được cải tiến thành nhiều kiểu dáng cho các bạn lựa chọn như dáng pants, jogger, thể thao ống rộng,…
- Nội thất: Trong lĩnh nội thất, chất liệu gió được sử dụng để làm rèm cửa và các sản phẩm trang trí. Với khả năng chống gió, giữ ấm tốt nên chất liệu này là một sự lựa chọn tuyệt vời để làm rèm cửa. Ngoài ra, vải còn được sử dụng để làm ga bọc ghế hay sofa sang trọng trong không gian nhà bạn.
8. Cách bảo quản vải gió đơn giản và hiệu quả nhất
Để những trang phục bằng loại vải này không dễ nhăn, luôn phẳng đẹp bạn nên có kinh nghiệm bảo quản. Dưới đây là một vài gợi ý từ Gạo House dành cho bạn:
- Không nên vò hay cuộn áo lại để bớt nhăn.
- Nên giặt vải bằng tay, không dùng nước quá nóng và chất tẩy mạnh để giặt vải.
- Khi phơi nên lộn trái áo.
- Không nên phơi dưới ánh nắng quá gắt vì sẽ ảnh hưởng đến chất vải.
- Treo trang phục bằng vải gió theo chiều tự nhiên sẽ giúp bộ đồ giữ được form dáng ban đầu.
9. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chất vải gió
Một số câu hỏi liên quan đến vải có nhiều người thắc mắc như sau:
9.1. Trang phục may từ vải gió mặc có bí không?
Đa số các loại trang phục từ loại vải này thường có khả năng chống thấm nước nên sẽ gây ra cảm giác bí bách trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã cải tiến thêm nhiều loại vải gió để khắc phục được tối ưu vấn đề bí bách của người dùng như: vải cotton, vải polyester,…
9.2. Vải gió thấm nước được không?
Chất liệu này được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi khả năng chống thấm bước rất tốt. Do được cấu tạo bằng sợi nylon hoặc poly nên có thể chống nước. Bên cạnh đó, loại vải này còn có thêm khả năng kháng khuẩn do được tráng một lớp ion bạc lên trên bề mặt.
9.3. Vải gió có tốt cho da không?
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy loại vải này ảnh hưởng đến da người dùng. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua quần, áo khoác gió ở những nơi uy tín để tránh trường hợp dị ứng bởi phẩm nhuộm kém chất lượng.
9.4. Cách phân biệt áo vải gió và vải dù đơn giản
Áo khoác vải dù khá giống với áo khoác gió vì được dệt từ các sợi tổng hợp như nylon và poly,… Tuy nhiên, vải dù sẽ tô ráp và cứng hơn chất liệu gió do được cấu tạo từ các sợi dệt thô hơn. Ngoài ra, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy áo khoác gió có độ bóng mịn, trơn bóng hơn so với áo khoác dù.
Mong rằng với những thông tin mà Gạo House chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vải gió. Nếu bạn đang yêu thích loại vải này thì hãy sắm ngay mẫu áo gió trong tủ đồ của mình. Ngoài ra, hãy theo dõi Gạo House để cập nhật thêm thông tin trong ngành thời trang và những loại vải nhé!