Vải Kaki là gì? Top 5 loại vải Kaki thông dụng nhất hiện nay

Vải Kaki có lẽ là một chất liệu không còn quá xa lạ trên thị trường. Chất liệu này hiện được ứng dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực và chúng dường như xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Vậy, bạn đã từng tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, tính chất và cách phân loại của chất liệu kaki hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng hữu ích mà Gạo House chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Vải Kaki là gì
Kaki là chất liệu dày dặn và lên form cực đỉnh

1. Vải Kaki là gì? 

Kaki (tên tiếng ANh Khaki) là chất liệu được dệt từ sợi cotton hoặc các sợi cotton đan chéo cùng sợi tổng hợp. Loại vải rất được yêu thích nhờ khả năng chống nhăn, độ co giãn tốt, vải bền màu và mát khi mặc. Vải thường được đan rất dày để tạo nên độ cứng với mục đích bảo vệ cơ thể người mặc trước những tác nhân từ bên ngoài. 

Tên gọi Khali của vải kaki được bắt nguồn từ một màu sắc được pha trộn giữa 2 màu nâu nhạt và vàng. Và hiện nay, chất liệu này luôn được nhuộm theo 4 tone màu chính gồm: kaki nguyên bản, nâu, đậm (sẫm màu), xanh.

Kaki là một loại vải tổng hợp có độ bền cao
Kaki là một loại vải tổng hợp có độ bền cao

2. Nguồn gốc chất liệu vải Kaki 

Thế kỷ 19, tại Ấn Độ vải kaki xuất hiện trong bối cảnh quân lính Anh phải mặc những trang phục may từ vải len vô cùng nóng. Và Harry Bernett Lumsden đã thay thế loại vải này thành những chất liệu mỏng, nhẹ và có phần thoáng mát hơn và đó chính là kaki. Kể từ đó đến bây giờ, kaki dần trở nên phổ biến và được khách hàng từ bình dân đến cao cấp yêu thích sử dụng. 

Nguồn gốc vải Kaki
Kaki bắt nguồn từ Ấn Độ

3. Quy trình sản xuất chất liệu vải Kaki chi tiết nhất 

Vải Kaki ra đời dưới quy trình sản xuất vô cùng đơn giản gồm 4 bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Thu hoạch bông

Những người nông dân sẽ chọn lọc và thu hoạch những quả bông chất lượng nhất. Sau đó tiếp tục phân loại và sơ chế để đóng thành kiện trước khi chuyển qua giai đoạn 2. 

  • Bước 2: Kéo sợi

Bông kiện sẽ được đánh rối, tiệt trùng và tạo thành từng tấm vải phẳng rồi kéo sợi. Các sợi hoàn chỉnh sẽ được bao bọc 1 lớp hồ tinh bột, tinh bột biến tính cùng một vài loại hóa chất khác để tăng độ bền lẫn bộ bóng. 

  • Bước 3: Dệt vải kaki

Các sợi sẽ được máy dệt theo phương pháp kết hợp sợi ngang, sợi dọc kiểu vân chéo ngang để tạo thành từng tấm vải lớn. Sau khi hoàn thành, vải tấm sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao kèm một số dung dịch hóa chất khác để loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Khi đun sôi hoàn tất, vải sẽ được làm bóng để hỗ trợ cho quá trình nhuộm màu. 

Vải Kaki là gì
Kaki có ưu điểm vượt trội về độ bền và sự dày dặn
  • Bước 4: Nhuộm vải

Vải tấm sau khi đánh bóng sẽ được nhuộm đi nhuộm lại rất nhiều lần cùng phẩm màu và một vài loại thuốc. Trong khi nhuộm, thợ sẽ thêm một vài chất làm mềm và chống nhăn để gia tăng độ bền vượt trội cho thành phẩm. Vải thành phẩm sẽ được phân phối cho các đơn vị, xưởng may để sản xuất các loại quần áo phục vụ nhu cầu của thị trường. 

4. Tổng hợp các loại vải kaki phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có 6 loại vải kaki rất được thị trường ưa chuộng và sử dụng. Cụ thể bao gồm: 

4.1. Vải thun Kaki (kaki mềm)

Chất vải Kaki mềm
Kaki mềm là chất liệu rất được yêu thích

Kaki thun (tên gọi khác: kaki co giãn) là chất được pha giữa 2 loại sợi và cotton và spandex. Chất liệu này sở hữu độ đàn hồi vượt trội, bề mặt vô cùng dày nhưng khi mặc lại rất mát, thoải mái và dễ chịu. Chất liệu này thường được dùng để may các loại phục trang bó sát hoặc đồ bảo hộ lao động hoặc áo thun đồng phục doanh nghiệp. 

4.2. Kaki không thun 

Vải kaki không thun (còn gọi là kaki thô) là chất liệu khá dày, độ cứng cao và có khả năng co giãn vượt trội. Chất liệu này thường được pha thêm sợi vải bố nhằm gia tăng khả năng đứng form. Hiện nay, kaki thun thường được dùng để may quần tây, quần ống đứng để mang đến sự thanh lịch và chỉn chu cho người mặc. 

Vải Kaki Polyester
Kaki không thun là chất liệu bóng nhẹ và độ bền cao

4.3. Chất vải Kaki Polyester (kaki dù)

Kaki Poly là chất liệu được dệt từ sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng nhất chính là ethylene. Vải co giãn thấp, chống thấm nước rất tốt nên vải rất kém khi hút mồ hôi và khi mặc rất khô. Loại vải này thường được dùng để may áo đồng phục hoặc một số vật dụng như: ví, túi và balo… 

4.4. Cotton Kaki 

Chất liệu vải Kaki cotton
Kaki cotton là chất liệu thiên nhiên vô cùng cao cấp và mềm mịn

Kaki cotton là chất liệu được từ 100% sợi bông tinh tuyển nên có độ bền vô cùng vượt trội, vải co giãn tốt, thoáng khí, thấm hút mồ hôi cực đỉnh giúp mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc. Do đó, kaki thun thường được dùng để may các loại váy, quần ôm body giúp phái đẹp tôn lên nét đẹp đường cong cơ thể. 

4.7. Vải Kaki lụa

Chất vải kaki lụa chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ai thích các loại kaki mềm, mỏng, mịn, nhẹ nhàng như lụa. Vải được đan từ tơ lụa nhưng được xử lý có phần dày dặn hơn để vừa đảm bảo được độ bền, vừa duy trì được sự thướt tha, dịu dàng từ lụa. Chất liệu này được sử dụng rất phổ biến để may vest cùng một số loại trang phục khác dành riêng cho nam giới. 

Ảnh cận cảnh vải Kaki lụa
Ảnh cận cảnh vẻ đẹp của chất liệu Kaki lụa

5. Ưu điểm nổi bật của chất liệu Kaki là gì? 

Chất vải Kaki được rất nhiều người yêu thích và sử dụng cũng bởi vải sở hữu rất nhiều đặc điểm nổi bật như: 

  • Bền, ít nhăn, không xù lông: Loại vải này ít khi bị nhăn và xù lông nhờ cấu trúc vải được dệt theo phương pháp vô cùng đặc biệt nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Đây là lý do kaki luôn là chất liệu được xếp vào danh sách loại vải có độ bền hàng đầu. 
  • Thoáng mát & dễ chịu: Vải kaki thấm hút mồ hôi rất tốt nên rất thoáng khí, vậy nên vải luôn mang đến cảm giác thoải mái & dễ chịu tuyệt đối cho người mặc.
  • Dễ nhuộm & lên màu: Khi sản xuất vải kaki, người ta thường xuyên thêm các hóa chất vào để quá trình nhuộm diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, chất liệu này luôn được đánh giá cao nhờ có độ bền vượt trội, dễ nhuộm và phù hợp với nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng.
  • Thân thiện với môi trường: Những chất liệu được dùng để dệt nên kaki đều là sợi thiên nhiên có khả năng phân hủy nên rất an toàn với môi trường và sức khỏe của con người. 
Kaki là chất liệu cao cấp dày dặn và độ bền cao
Kaki là chất liệu cao cấp dày dặn và độ bền cao

6. Vải Kaki có những nhược điểm gì? 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội được liệt kê ở phía trên, vải chất kaki còn tồn tại một số nhược điểm sau đây: 

  • Được dệt rất dày nên vải khá cứng, rất khó linh hoạt trong thiết kế. Vậy nên, chất liệu này thường được dùng để may những trang phục khá đơn giản, trong đó có áo phông đồng phục học sinh.
  • Vải chất kaki thường được bán với mức giá khá cao do chủ yếu được dệt chủ yếu từ sợi cotton. Hiện nay, vải còn được pha thêm với một số loại sợi tổng hợp khác để điều chỉnh mức giá bình ổn và phù hợp hơn với đại đa số người tiêu dùng. 

7. Hướng dẫn nhận biết vải Kaki chi tiết nhất 

Cách nhận biết vải Kaki chi tiết nhất
Bạn có thể dễ dàng nhận biết chất liệu Kaki thông qua việc cảm nhận và đốt cháy

Làm sao để nhận biết được đâu là loại vải kaki “xịn”? đừng bỏ qua một tip mà Gạo House chia sẻ ngay sau đây nhé. 

  • Phân biệt qua độ dày: Nếu vải mỏng thì đó là loại kaki thun còn loại dày và cứng hơn chính là kaki không thun. 
  • Đốt cháy: Cách phân biệt kaki cotton đúng chuẩn nhất chính là dùng lửa đốt cháy vải. Nếu ngọn lửa màu vàng, tàn vải hóa tro nhanh thì đó chính là kaki cotton. Ngược lại, vải bén lửa kém, tro vón cục đó chính là kaki polyester. 

8. Những ứng dụng của vải kaki trong thời trang và cuộc sống? 

Vải chất kaki hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của thời trang & cuộc sống. Cụ thể như: 

8.1. Kaki may áo khoác 

Áo khoác kaki vừa dày, vừa bền, vừa đẹp và có khả năng giữ ấm tốt chính là ứng dụng phổ biến nhất của chất vải kaki. Áo khoác kaki thường được may theo form suông phẳng, chiều dài vừa ngang hông, không ben và dáng rộng để mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc. 

Áo khoác vải Kaki
Chất liệu Kaki thường được dùng để may áo khoác

8.2. Kaki trơn may quần

Vải kaki còn được dùng để may quần kaki ống suông classic. Chiếc quần được may theo ống đứng, không quá ôm vào cơ thể nhưng cũng không quá bè để tạo nên phong thái cá tính và đặc biệt cho người mặc. Hiện nay, quần kaki ống suông đang là phong cách thời trang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng, bạn hãy ring ngay về một item nếu sản phẩm này phù hợp với sở thích của mình nhé. 

8.3. Vải Kaki may quần nam 

Đối với đấng mày râu thì quần kaki chính là một trong những lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bản thân. Những chiếc quần được may từ vải kaki cotton bóng loáng, form suông, độ mềm vừa phải chắc chắn sẽ tạo nên khí chất tuyệt vời cho người mặc. Sử dụng một chiếc quần kaki phối cùng sơ mi hoặc áo thun cởi tròn chắc chắn sẽ giúp bạn thu hút được nhiều ánh nhìn của người xung quanh hơn. 

8.4. Nón Kaki nam bucket 

Nón Kaki Bucket may từ vải Kaki
Nón Kaki Bucket may từ chất liệu Kaki

Nón kaki bucket chắc hẳn là một trong những item quen thuộc mà bất cứ tín đồ kaki nào cũng sẽ biết đến. Mũ được may theo vành nhỏ, dáng chữ U nhằm tạo nên sự cá tính và hút mắt cho chủ nhân. Mũ bucket vừa có khả năng che nắng, bảo vệ phần đầu vừa mang giá trị thời trang rất cao. Vậy nên, bạn nhất định phải có một item tương tự trong tủ đồ nhé. 

Ngoài ra, kaki cũng được yêu thích sử dụng để may quần áo đồng phục bảo hộ lao động.

9. Hướng dẫn bảo quản vải Kaki chi tiết nhất 

Mặc dù là loại chất liệu bền bỉ và cao cấp nhưng người dùng vẫn nên bảo quản vải kaki đúng cách để đảm bảo độ bền cho chất liệu này. Cụ thể như sau: 

9.1. Cách phơi 

Trang phục may từ vải kaki nên được phơi ở nơi có bóng mát. Bạn không nên phơi áo dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp để bảo vệ cấu trúc vải. Theo các chuyên gia, trang phục may từ kaki nên được phơi ở những khu vực có bóng râm, gió nhẹ, thoáng để đảm bảo cấu trúc của vải không bị ảnh hưởng. 

Cách bảo quản và vệ sinh vải Kaki
Nên vệ sinh và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền cho chất liệu Kaki

9.2. Cách giặt đúng

Có thể giặt trang phục may từ vải kaki bằng máy nhưng người dùng nên phân loại quần áo theo màu để đảm bảo không có hiện tượng phai màu lên áo. Ngoài ra, nên lựa chọn chế độ giặt phù hợp cho từng loại trang phục. Hãy nghiên cứu và lựa chọn chế độ giặt phù hợp với sản phẩm thời trang của mình nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền bạn nhé. 

9.3. Cách cất giữ và bảo quản

Nên bảo quản trang phục may từ vải kaki ở nơi khô ráo, không bảo quản áo ở nơi có độ ẩm thấp để hạn chế sự xâm nhập và ảnh hưởng từ vi khuẩn. Nên cho quần áo may từ kaki vào túi, hút chân không và bảo quản trong tủ để tránh mối mọt và sự ảnh hưởng của thời tiết nồm ẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng trang phục. 

Bảo quản vải Kaki đúng cách
Nên bảo quản trang phục may từ chất liệu Kaki đúng cách để duy trì độ bền

10. Địa chỉ may quần áo kaki giá tốt, uy tín tại Việt Nam

Gạo House hiện đang là địa chỉ may áo đồng phục bảo hộ, quần và chân váy kaki uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chỉ mới được thành lập từ năm 2012, đến nay Gạo đã có gần 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồng phục. Đặt may quần áo bảo hộ lao động và trang phục may vải kaki tại xưởng Gạo. Khách hàng sẽ được cam kết:

  • Miễn phí thiết kế theo yêu cầu
  • Miễn phí đổi trả 01-01 nếu sản phẩm phát sinh lỗi do nhà sản xuất
  • Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho mọi hóa đơn từ 500.000 VNĐ
  • Chiết khấu % cao cho những đơn hàng số lượng lớn
  • Hình thức thanh toán vô cùng linh hoạt
  • Miễn phí tư vấn chọn màu, chọn mẫu hoàn toàn miễn phí
Đồng phục bảo hộ lao động may vải Kaki
Đồng phục bảo hộ lao động may vải Kaki

Như vậy, Gạo House đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến chất liệu kaki. Hy vọng rằng, kiến thức trên đã giúp bạn lý giải được vải kaki là gì cũng như những đặc điểm nổi bật của chất vải kaki. Đừng quên theo dõi Gạo House để update thêm thật nhiều kiến thức thú vị khác về ngành thời trang bạn nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *