Vải PE (Polyester) là một trong những chất vải phổ biến, được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Do xuất hiện từ rất lâu nên có rất nhiều người nhầm lẫn giữa vải PE với các chất liệu khác. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách phân biệt và ứng dụng của loại vải này hãy tham khảo ngay bài viết mà Gạo House chia sẻ dưới đây nhé!
1. Vải PE là gì?
Vải PE hay còn có tên gọi khác là vải Polyester, đây là một loại vải tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí và dầu mỏ. Loại vải này xuất hiện từ rất lâu về trước mang nhiều ưu điểm nổi bật nên được mọi người sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, phụ kiện, công nghiệp,…
Vải Polyester được chia thành 4 loại chính là: sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Người ta thường kết hợp những loại sợi này với nhiều chất liệu khác nhau nhằm giảm giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Chính vì vậy, loại vải này đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành may mặc Việt Nam và trên toàn thế giới.
2. Quy trình sản xuất vải PE chi tiết
Vì là một loại sợi tổng hợp nên quy trình sản xuất vải Polyester diễn ra khá nghiêm ngặt và cần sự hỗ trợ từ nhiều máy móc. Dưới đây là các bước sản xuất chi tiết như:
- Bước 1 – Trùng hợp: Cho chất Dimethyl Terephthalate phản ứng trực tiếp với Ethylene Glycol, kết hợp với một số chất xúc tác khác ở mức nhiệt độ 150-210 độ C, thu được Monomer. Tiếp tục cho chất này phản ứng với Axit Terephtalic và tăng mức nhiệt lên 280 độ C. Qua một thời gian sẽ thu được Polyester.
- Bước 2 – Làm khô: Các dải Polyester sẽ được làm lạnh cho đến khi cứng lại. Sau đó chúng sẽ được cho vào máy ảnh để tạo thành những hạt nhựa nhỏ.
- Bước 3 – Kéo sợi: Các hạt PE nhỏ đó sẽ được nung nóng chảy ở nhiệt độ 260-270 độ C, tạo nên dung dịch đặc sệt. Dung dịch này sẽ được cho vào ổ phun để đùn ép qua những lỗ nhỏ để tạo thành sợi vải. Trong quá trình kéo sợi người ta sẽ cho thêm một số hóa chất khác nhau để bổ sung thêm tính năng chống cháy, chống tĩnh điện và chất bám màu cho vải.
- Bước 4 – Dệt vải: Những sợi PE thành phẩm sẽ được mang đi dệt thành những tấm vải. Sau đó cuộn lại và đem đi tiêu thụ trên thị trường.
3. Đặc điểm nổi bật của chất vải PE
Loại vải này có giá thành tuyên đối rẻ. Ngoài ra, hình in trên vải cũng rất đẹp, sắc nét được sử dụng để may quần áo thời trang, đồ thể thao. Bề mặt vải sáng bóng, sờ tay vào sẽ có cảm giác mềm mại, dễ chịu, có khả năng đàn hồi cao.
Vải Polyester cũng rất thích hợp để may những trang phục dạ hội vì độ chống nhăn, chống co rút và có khả năng cầm màu cực tốt. Bên cạnh đó, loại vải này cũng có khả năng thoát ẩm tốt, mau khô nên phù hợp để may áo đồng phục thoáng mát, dễ chịu. Ngoài ra, chất liệu cũng có khả năng chống hấp thụ dầu, chống cháy lên được lựa chọn hàng đầu cho những bộ đồ bảo hộ.
4. Ưu điểm nổi bật của chất liệu PE
Loại vải này ngày càng được ưa chuộng nhờ sở hữu những ưu điểm tuyệt vời sau:
- Chất vải dày dặn, có khả năng chống cháy và chống thấm nước tốt;
- Độ co giãn không cao, không nhăn nên bền đẹp theo thời gian;
- Do cấu tạo giữa các sợi vải có tính chất riêng nên độ bền màu của vải khá cao. Do đó, vải nhựa PE được nhiều người ưa dùng để may đồng phục;
- Giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi gia đình.
5. Nhược điểm của vải PE
Bên cạnh những ưu điểm trên thì loại vải này còn một số khuyết điểm như sau:
- Vải có độ dày, cứng nên thường nặng và khó khăn hơn trong việc giặt giũ, phơi đồ;
- Vải không thấm nước nên khi sử dụng để may mặc thường gây cảm giác nóng bức, khó chịu nhất là với những hoạt động ngoài trời.
6. Cách phân biệt chất vải PE cực đơn giản
Nhìn sơ qua vải PE rất giống với vải cotton nên chất liệu này thường được gọi với tên khác là vải giả cotton. Dưới đây là một số đặc điểm để bạn nhật biết chất liệu này.
6.1. Phân biệt bằng mắt thường
Phương thức phân biệt đầu tiên mà bạn dễ dàng nhận biết chất liệu PE là bằng mắt thường. Với vải thun cotton, bề mặt sẽ không có độ bóng, không bám màu tốt nên màu vải trầm, không sáng. Còn với vải Polyester thì ngược lại, bề mặt vải có độ bóng, chất vải láng, màu tươi sáng, thớ vải không xù lông. Cũng nhờ sự sáng bóng này mà PE thường được ứng dụng để may áo đồng phục công ty.
6.2. Phân biệt bằng cảm nhận tay
Kiểm tra bằng tay là phương pháp phổ biến giúp nhận biết chất PE dễ dàng. Khi sờ vào vải thun PE sẽ có cảm giác mát tay, khi vò không nhàu, độ co giãn kém. Còn đối với vải cotton dùng tay sờ lên vải sẽ có cảm giác mát tay, mềm, nhăn nhiều khi vò.
6.3. Đốt vải để phân biệt
Với vải thun cotton khi đốt sẽ cháy rất nhanh và có mùi khét như giấy cháy. Tro vải sau khi đốt có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục. Còn đối với vải thun PE bắt lửa kém hơn, sợi vải cháy chậm và xoắn lại thành cục. Khi đốt có mùi khét như cao su, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt.
6.4. Phân biệt bằng nước
Bạn cũng có thể phân biệt chất liệu PE bằng nước. Loại vải này có nguồn gốc nhân tạo từ dầu mỏ và than đá nên sợi vải sẽ không háo nước. Khi làm ướt vải sẽ thấm rất chậm, diện tích ướt không lan rộng như chất liệu cotton.
Còn thành phần làm vải cotton được làm từ sợi bông thiên nhiên nên có tính háo nước rất cao. Do đó, khi cho vải cotton vào nước thường hút nước rất nhanh.
7. Ứng dụng phổ biến của vải PE trong đời sống
Sở hữu nhiều ưu điểm và có lợi thế về giá bán nên vải Polyester thường xuất hiện trong nhiều ngành khác nhau. Dưới đây là ứng dụng phổ biến của loại vải này trong đời sống.
7.1. Làm đồng phục và áo bảo hộ
Loại vải này có tính chất bóng loáng, giữ nếp tốt nên được nhiều gia đình, công ty, doanh nghiệp lựa chọn may đồng phục. Kiểu dáng áo phổ biến thường sử dụng để làm đồng phục là áo polo thanh lịch.
Nếu bạn đang muốn may một mẫu áo đồng phục với chất vải PE cao cấp thì nên lựa chọn xưởng Gạo House. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Gạo House đã dần trở thành địa chỉ may đồng phục được nhiều gia đình, công ty, doanh nghiệp, trường học lựa chọn. Những mẫu áo polo từ chất vải Polyester của Gạo House mang form dáng vừa vặn, hình in sắc nét và nổi bật.
Ngoài ra, nhờ vào đặc tính chống cháy, chống hấp thụ dầu nên loại vải này thường được sử dụng để may đồ bảo hộ lao động, đồ công nhân cho các xưởng, nhà máy,… Xưởng may Gạo House cũng cung cấp thiết kế các bộ đồ bảo hộ, công nhân theo yêu cầu. Với lợi thế về chất liệu, quy mô và trang thiết bị máy móc hiện đại nên Gạo House sẵn sàng hỗ trợ bạn may đồng phục với số lượng lớn, theo yêu cầu.
7.2. Trong lĩnh vực chăn, ga, gối
Do thành phần cấu tạo vải PE là hydrobic nên rất nhanh khô. Do đó, loại vải này thường được sử dụng nhiều trong các loại sản phẩm giữ nhiệt như gối, chăn,… Ngoài ra, với những ưu điểm nổi bật như chống nước, kháng bẩn và bền màu nên chất liệu này cũng thường được may vỏ gối, rèm cửa hoặc thảm đệm,…
8. Phân biệt vải PE và chất vải Poly
Nhiều quan điểm cho rằng vải PE có nhiều điểm tương đồng với vải Poly. Để phân biệt rõ 2 loại vải này bạn có thể tham khảo thông tin mà Gạo House chia sẻ dưới đây.
8.1. Đặc điểm chung
Cả hai loại vải đều có nguồn gốc từ sợi nylon nhân tạo, được tạo thành từ dầu mỏ nên mang đặc tính khá giống nhau. Một vài đặc tính của loại vải này là có độ bền cao, sáng bóng, chống thấm nước, chống bám bẩn, ít bị co rút và kháng khuẩn tốt. Do đó, cả hai chất liệu đều rất phù hợp để may quần áo thời trang, đồ thể thao và áo học sinh.
8.2. Sự khác biệt
Tuy cả 2 loại đều có đặc tính của sợi nylon nhưng vẫn có một số điểm khác nhau như:
- Giá thành: Vải Poly có giá thành cao hơn vải Polyester. Cả 2 loại vải đều sử dụng những sợi filament giống nhau nhưng ở vải Poly cần nhiều công đoạn dệt hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn.
- Đặc tính: Sau một thời gian sử dụng vải PE sẽ bị đổ lông do sợi filament bị đứt. Ở chất liệu Poly sẽ ít xảy ra hiện tượng đổ lông. Bên cạnh đó, bề mặt vải Poly sẽ có cảm giác sáng bóng, mềm mại, mát mẻ hơn so với vải Polyester.
9. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải PE đúng cách
Để chất liệu PE được bền và gia tăng tuổi thọ hơn bạn cần có cách bảo quản như sau:
9.1. Giặt ở nhiệt độ ổn định
Bạn nên bảo quản vải trong nhiệt độ ổn định, môi trường sạch sẽ, không ẩm ướt và nấm mốc. Loại vải này sau khi giặt rất nhanh khô nên bạn không cần sấy hoặc vắt quá nhiều. Hơn thế nữa, đặc tính của vải thường không nhăn nên bạn có thể hạn chế việc ủi quá nhiều.
9.2. Lưu ý khi dùng chất làm mềm
Trong quá trình giặt bạn nên cho thêm chất làm mềm để giúp vải mịn và thoải mái hơn khi mặc. Bạn có thể ngâm trang phục bằng vải Polyester với nước lạnh pha với chất làm mềm qua đêm để giúp cho vải mềm mịn và có độ bền cao hơn.
9.3. Làm sạch vết bẩn trên vải PE bằng muối
Nếu xuất hiện những vết bẩn cứng đầu trên vải PE bạn có thể làm sạch với muối. Cách làm rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị 1 lít nước lạnh, pha với 1 thìa muối, sau đó ngâm quần áo từ 1-2 ngày rồi giặt sạch. Bạn có thể cho thêm nước xả vải để tạo mùi hương cho quần áo.
9.4. Sử dụng giấm trắng
Giấm trắng được biết đến là chất loại bỏ các vết bẩn cứng đầu cực kỳ hiệu quả. Với cách làm này, bạn cần đem đồ đi giặt như bình thường, sau đó cho xà phòng hòa tan với giấm trắng ngâm từ 1-2 tiếng.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng giấm màu sẫm vì có thể làm thay đổi đến màu sắc của quần áo. Sau khi giặt xong bạn nên ngâm với nước xả vải để làm mềm và đem phơi như bình thường.
10. Vải PE có giá bao nhiêu?
Giá vải PE dao động từ 12.000 – 80.000 Vnđ/ mét. Tùy vào từng thành phần cấu tạo mà giá thành sẽ có độ chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, đây là mức giá rẻ so với các loại vải khác trên thị trường. Do đó, mọi người thường chọn loại vải này để may đồng phục, quần áo, đệm, đồ bảo hộ cho gia đình hoặc công ty,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc tính, ưu điểm và công dụng của vải PE. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Gạo House sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại vải này. Nếu bạn đang cần may đồng phục, đồ bảo hộ bằng chất liệu Polyester cao cấp thì hãy liên hệ với xưởng Gạo House nhé. Hiện tại Gạo House đang có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn như: Miễn phí vận chuyển, chiết khấu % cao, tặng kèm thêm quà, tự thiết kế hình in,… khi may đồng phục. Nhanh tay nhận ngay những ưu đãi tại Gạo House nhé!