Vải phi lụa là gì? Đặc điểm, phân loại, ứng dụng của vải phi lụa

Vải phi lụa là một trong những loại vải cao cấp được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang và chăn ga, gối đệm,… Nhờ vào nguyên liệu từ tơ tằm tự nhiên nên chất liệu phi lụa thường mang đến cảm giác mềm mịn, mát lạnh và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người. Hãy cùng Gạo House tìm hiểu về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của loại vải này qua bài viết sau đây nhé! 

Phi lụa là loại chất liệu cao cấp được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống
Phi lụa là loại chất liệu cao cấp được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống

1. Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là được dệt từ sợi tơ tằm, có nguồn gốc tự nhiên nên mang giá trị cao cũng như tính ứng dụng trong cuộc sống. Các sợi tơ tằm sau khi được dệt sẽ tạo thành tấm vải có màu sắc óng ánh, đẹp mắt và sang trọng. Tuy nhiên, loại vải này không có độ co giãn, độ bền thấp nên trong quá trình sử dụng cần phải được bảo quản cẩn thận.

Hiện nay, vải phi lụa còn được dệt thêm từ các sợi polyester hoặc viscose để tăng thêm độ bền cho vải. Bên cạnh đó, vải cũng có khả năng giữ màu tốt, bề mặt bóng bẩy nên thường dùng để may những bộ váy, đầm sang trọng. 

Vải được dệt từ những sợi tơ tằm, có nguồn gốc từ thiên nhiên
Vải được dệt từ những sợi tơ tằm, có nguồn gốc từ thiên nhiên

2. Đặc điểm của vải phi lụa

Vải phi lụa sở hữu nhiều đặc điểm như vải lụa vì được làm cùng một chất liệu từ tơ tằm. Khi sờ vào vải có cảm giác mềm mịn, mượt mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho người sử dụng. Khi ánh sáng chiếu vào, bề mặt vải óng ánh một cách hoàn toàn tự nhiên mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm. 

Vải phi lụa có độ dẫn điện thấp, giữ nước tốt nên dễ tạo cảm giác bết dính trên da. Đồng thời, loại vải này cũng dẫn nhiệt kém nên có khả năng giữ ấm rất tốt vào mùa đông. Vì vậy, nhiều chị em lựa chọn áo đồng phục, trang phục làm từ chất liệu phi lụa mỗi khi gió mùa kéo đến.

Đặc biệt, loại vải này được đánh giá cao hơn các loại vải kaki, jean về độ giữ màu nên giúp quần áo không bị phai, luôn như mới trong thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, vì đặc điểm không co giãn và thấm hút mồ hôi tốt nên nếu như không bảo quản vải cẩn thận sẽ dễ bị ố vàng. 

Bề mặt vải có độ mềm mượt, bóng bẩy, mang đến tính thẩm mỹ cao
Bề mặt vải có độ mềm mượt, bóng bẩy, mang đến tính thẩm mỹ cao

3. Ưu, nhược điểm của vải phi lụa

Chất liệu phi lụa có nguồn gốc từ thiên nhiên, sản xuất từ tơ tằm nên sở hữu nhiều ưu, nhược điểm riêng biệt, cụ thể: 

3.1. Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Vải phi lụa được dệt hoàn toàn từ lụa, tơ tằm và kết hợp với một số thành phần khác để làm tăng độ bóng loáng nên có tính thẩm mỹ rất cao. Chính vì vậy các mẫu váy, đầm thời trang đều được may từ chất liệu này.
  • Dễ bảo quản: Vải mềm, ít nhăn, khó nhàu nên rất dễ bảo quản. Khi giặt bạn không cần là ủi thường xuyên mà vải vẫn giữa được độ bóng, mịn, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
  • Bảng màu đa dạng: Quá trình nhuộm vải phi lụa đơn giản, dễ dàng nên chúng được nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau. Do đó khách hàng có thể thoải mái lựa chọn màu vải, họa tiết,… để may áo học sinh.
  • Độ bền cao: Giống như vải lụa, loại vải này được làm từ sợi tự nhiên nên có độ bền cao, sử dụng trong thời gian dài mà vẫn như mới. 
Vải sở hữu ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống
Vải sở hữu ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải phi lụa vẫn còn tồn tại những nhược điểm như sau:

  • Khó may: Vải có bề mặt rất trơn nên khó may hơn các loại vải khác. Loại vải này khó may thành các nếp gấp, do đó cần phải là thợ may chuyên môn cao, có kinh nghiệm mới có thể may chất liệu này.
  • Mặc hơi nóng: Các loại vải phi lụa ngày này đều có thành phần từ sợi polyester nên không thấm hút mồ hôi. Do đó, các trang phục may từ loại vải này sẽ khiến người dùng cảm thấy nóng nực, khó chịu khi mặc ra ngoài.
  • Dễ bám bẩn, ố vàng: Vì được dệt từ các sợi tơ tự nhiên nên chất vải này rất dễ bám bẩn, ố vàng, đặc biệt là những vị trí tiết nhiều mồ hôi trên cơ thể. 
Vải có độ dày dặn nên có thể gây bí bách, nóng bức cho người mặc
Vải có độ dày dặn nên có thể gây bí bách, nóng bức cho người mặc

4. Quy trình sản xuất vải phi lụa

Để sản xuất được chất liệu tơ lụa cần trải qua rất nhiều công đoạn. Bắt đầu từ nuôi tằm, lấy tơ kén, ươm tơ sau đó là dệt và nhuộm vải mới ra được một tấm vải phi lụa trọn vẹn. Các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Nuôi tằm: Trước khi dệt vải phi lụa cần phải chăn nuôi tằm. Một con tằm sẽ có vòng đời khoảng từ 23-25 ngày, trải qua 4 lần lột xác. Thức ăn chính của tằm chủ yếu là lá dâu.
  • Bước 2 – Nhả tơ tằm: Tơ của tằm dài hơn 1000km và được tiết ra từ tuyến nước bọt. Đây là một loại chất xơ protein ở dạng lỏng, hơi nhớt và trong suốt. Khi tiếp xúc với không khí bên ngoài chúng sẽ đông đặc lại và trở thành tơ.
  • Bước 3 – Ươm tơ: Để bắt đầu ươm tơ, thợ sản xuất sẽ cho kén vào nồi nước sôi và khuấy từ 2-3 lần để kén sạch hết chất kết dính và mềm ra. Người ươm tơ sẽ kéo và rút khoảng 10 sợi tơ để tạo thành chỉ tơ tằm.
  • Bước 4 – Dệt lụa: Những sợi tơ được dệt theo nhiều cách khác nhau tạo ra tấm vải phi lụa có độ mỏng, rũ, trong bóng hoặc có những tấm sẽ mềm, cứng và óng ánh.
  • Bước 5 – Nhuộm vải: Sau khi dệt xong vải có màu trắng ngà nên sẽ được các nhà sản xuất đem đi ngâm, nhuộm với thuốc. Đồng thời, giai đoạn này cũng giúp vải loại bỏ được lớp keo bám trên bề mặt hay còn gọi là tơ tức. 
Sản xuất chất liệu phi lụa trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau
Sản xuất chất liệu phi lụa trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau

5. Phân biệt các loại vải phi lụa

Hiện nay chất liệu phi lụa không chỉ dừng ở việc sản xuất hoàn toàn từ sợi tự nhiên mà còn được pha trộn và kết hợp thêm với những loại sợi khác. Từ đó các loại vải phi lụa sẽ trở nên đa dạng hơn. 

5.1. Vải phi lụa tơ tằm

Đây là một trong những loại vải được sản xuất hoàn toàn 100% từ tơ tằm, không pha thêm các loại sợi khác. Chất vải này được ưa chuộng vì độ mỏng, nhẹ, mềm, độ bền và kiểu dáng thêu tinh xảo, nhã nhặn nên mang đến những bộ trang phục có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình dệt được thực hiện bằng tay với các kỹ thuật tinh xảo mang đến loại vải phi lụa tơ tằm cao cấp nhất. 

Chất vải có độ mỏng, nhẹ, mềm và có tính thẩm mỹ cao
Chất vải có độ mỏng, nhẹ, mềm và có tính thẩm mỹ cao

5.2. Vải phi lụa satin

Chất liệu phi lụa satin được dệt chủ yếu từ sợi tơ nhân tạo và satin chất lượng cao. Nhờ vậy mà bề mặt của vải có độ sáng bóng, mềm mịn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Hiện nay trong các thiết kế váy dạ hội sang trọng, các nhà thiết kế thường xuyên sử dụng chất vải phi lụa satin để tạo điểm nhấn cho bộ đồ, thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. 

Vải lụa satin thường được dùng để may váy dạ hội, sự kiện
Vải lụa satin thường được dùng để may váy dạ hội, sự kiện

5.3. Vải phi lụa cotton

Nhờ sự kết hợp thêm với chất vải cotton nên loại vải này có độ bóng, mượt và khắc phục nhược điểm dễ nhăn, dễ hằn nếp gấp của chất liệu phi lụa thông thường. Do đó, loại vải này thường được ứng dụng để may đồng phục doanh nghiệp, đậm dạ hội, đồ bộ, váy giúp người dùng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Tuy nhiên, giá thành của vải phi lụa cotton khá cao hơn so với bình thường. 

Chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm của vải cotton nên khắc phục được nhược điểm dễ nhăn
Chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm của vải cotton nên khắc phục được nhược điểm dễ nhăn

5.4. Vải phi lụa twill

Chất liệu vải này có hai bề mặt giống nhau nên thường được gọi là vải lụa hai da. Vải có kiểu dệt đan chéo chắc chắn, dày nên có khả năng xếp nếp rất tốt. Bên cạnh đó, vải còn có độ bóng đẹp mắt, mềm mịn mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc. Do đó, chất liệu phi lụa twill phù hợp để may trang phục công sở, quần tây, váy hay quần áo thường ngày,… 

Vải lụa hai da được dệt đan chéo có độ chắc chắn
Vải lụa hai da được dệt đan chéo có độ chắc chắn

5.5. Vải phi lụa đũi

Phi lụa đũi là một loại vải sở hữu đặc tính mềm, mượt của lụa và độ bóng, mịn, nhẹ nhàng trên bề mặt. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng vải cũng không nhăn, bền đẹp nên được thường được sử dụng để may trang phục thường ngày. Chất liệu phi lụa đũi cũng có khả năng giữ ấm tốt nên thường ứng dụng vào các mẫu áo mùa đông. 

5.6. Vải phi lụa cát

Vải có bề mặt hơi sạn, tương tự như cát nên có tên gọi là phi lụa cát. Tuy nhiên, vải khá mềm mại, nhẹ nhàng nên thường được sử dụng để may trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng cần sự duyên dáng, thướt tha như áo dài, váy xòe,… Vải cũng thường được sử dụng trong việc dựng phong cảnh, làm rèm cửa trang trí bắt mắt. 

Phi lụa đũi sở hữu đặc tính mềm mượt, không nhăn, bền đẹp
Phi lụa đũi sở hữu đặc tính mềm mượt, không nhăn, bền đẹp

5.7. Vải phi lụa gấm

Vải phi lụa gấm là sự kết hợp giữa hai loại vải có đặc điểm đối lập nhau là lụa và gấm. Tưởng chừng hai chất liệu này sẽ có sự không liên quan nhưng lại cho ra đời một loại vải rất hoàn hảo – phi lụa gấm. Chất liệu vải này có đặc tính mềm mịn, dày dặn, có họa tiết và hoa văn trang trí bắt mắt. Chính vì sở hữu những ưu điểm vượt trội đó mà loại vải này được sử dụng trong nhiều các thiết kế cao cấp, mang đến vẻ đẹp thu hút, ấn tượng cho người nhìn. 

Chất liệu phi lụa gấm thường được trang trí thêm nhiều chi tiết độc đáo
Chất liệu phi lụa gấm thường được trang trí thêm nhiều chi tiết độc đáo

5.8. Vải phi lụa giấy

Đây là một loại vải sở hữu độ nhẹ, mềm mịn và thoáng mát như giấy. Vải mang tính thẩm mỹ cao nên được sản xuất những bộ trang phục đẹp như: áo thun gia đình, quần áo, váy đầm,… Trong quá trình sử dụng, vải không dễ nhăn, bền đẹp nên được người dùng rất ưa chuộng, phù hợp với mọi mùa trong năm. 

6. Ứng dụng của vải phi lụa trong đời sống hiện nay

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên loại vải này được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Dưới đây là một số ứng dụng chi tiết của chất liệu phi lụa như: 

6.1. Ứng dụng trong sản xuất thời trang may mặc

Chất vải phi lụa thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh may mặc nhờ sở hữu nhiều màu sắc, mềm mịn và thoáng mát. Trang phục được làm từ loại vải này rất đa dạng với nhiều phong cách khác nhau giúp khách hàng thoải mái lựa chọn. 

Loại vải này được sử dụng để may trang phục mùa hè cho gia đình như: váy ngủ, bộ ngủ pijama, trang phục công sở,… Bên cạnh đó, nhờ vào khả năng giữ ấm tốt nên chất liệu phi lụa cũng thường làm quần áo mùa đông. 

Vải thường được dùng để may bộ ngủ, áo điệu, đầm dạ tiệc
Vải thường được dùng để may bộ ngủ, áo điệu, đầm dạ tiệc

6.2. Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất

Bên cạnh ứng dụng trong sản xuất thời trang may mặc, vải phi lụa còn được sử dụng phổ biến trong đồ nội thất. Các nhà sản xuất thường dùng vải để trang trí, làm lớp phủ cho các bộ đi văng, rèm cửa trong các cơ sở kinh doanh và gia đình. Đặc biệt, vải cũng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất chăn ga gối đệm. Các sản phẩm chăn gối từ loại vải này thường mang đến cảm giác mềm mịn, thoải mái giúp người dùng có một giấc ngủ ngon, sâu hơn. 

Vải thường được dùng để may rèm cửa, chăn, ga giường
Vải thường được dùng để may rèm cửa, chăn, ga giường

7. Cách vệ sinh và bảo quản vải phi lụa đúng cách

Để giữ được chất liệu phi lụa luôn bền, đẹp, giữ màu tốt bạn cần lưu ý những cách sau: 

7.1. Cách vệ sinh chất vải phi lụa

Để giặt và làm sạch trang phục từ chất liệu phi lụa bạn cần lưu ý 2 bước sau đây:

  • Nên giặt trang phục từ vải bằng nước ấm. Đầu tiên cần nhúng vải vào nước ấm đã được hòa tan với bột giặt và ngâm trong 5 phút. Không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Sau khi ngâm xong thì đem vải đi vò nhẹ để không làm nhàu, nát vải phi lụa. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch. 

7.2. Cách bảo quản vải phi lụa

Vải không thấm mồ hôi, dễ bị trầy xước nên khi bảo quản bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên giặt chung với các loại vải khác.
  • Chỉ nên phơi quần áo, trang phục bằng vải ở nơi thoáng mát, thông gió và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. 
  • Không để vải tiếp xúc với hóa chất, cồn vì sẽ làm mất màu vải.
  • Tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
  • Nên thường xuyên đêm quần áo bằng vải phi lụa ra giũ và phơi. 
Cách vệ sinh và bảo quản trang phục phi lụa luôn như mới
Cách vệ sinh và bảo quản trang phục phi lụa luôn như mới

8. Kinh nghiệm phân biệt vải phi lụa và vải satin

Có thể nói chất liệu phi lụa (phi bóng) và satin rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nhờ sở hữu những đặc điểm tương đồng nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm phân biệt hai chất liệu này như:

– Thành phần:

  • Vải lụa satin có thành phần chính từ sợi tơ tằm thiên nhiên, ít pha trộn với những loại sợi tổng hợp nhân tạo khác.
  • Vải phi bóng có tỷ lệ thành phần sợi tơ tằm ít, kết hợp với phần lớn sợi tổng hợp. 

– Đặc tính: 

  • Vải satin khi mặc có cảm giác nhẹ, mềm mịn mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho da. Ngoài ra, vải không bị tích điện như len nhưng vẫn có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể vào mùa đông giá lạnh.
  • Chất liệu phi bóng được làm từ thành phần chính là PE nên khi mặc sẽ bí nóng, độ thấm hút mồ hôi kém khiến người mạnh khó chịu. 

– Giá thành:

  • Vải lụa satin được xem là chất liệu cao cấp, đắt tiền có thành phần cấu tạo từ thiên nhiên nên có giá thành cao hơn.
  • Vải phi lụa có sự kết hợp với các sợi khác nên thường có giá thành rẻ hơn một chút so với vải satin. 
So sánh sự khác nhau giữa phi bóng và lụa satin
So sánh sự khác nhau giữa phi bóng và lụa satin

9. Một vài câu hỏi liên quan đến vải phi lụa?

Dưới đây là một vài câu hỏi liên quan đến chất liệu phi lụa mà mọi người thường thắc mắc như:

9.1. Vải phi lụa có mát không?

Mặc dù được làm từ các sợi tự nhiên nhưng loại vải này không thấm nước, thấm hút mồ hôi kém. Do đó các trang phục từ vải không thích hợp để mặc trong môi trường có nhiệt độ cao, khiến người dùng cảm thấy nóng bức, khó chịu. Mặt khác, quần áo từ vải phi lụa sẽ mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu hơn vào mùa đông do có khả năng giữ nhiệt tốt.

Trang phục bằng chất liệu phi lụa có thể gây nóng cho người mặc
Trang phục bằng chất liệu phi lụa có thể gây nóng cho người mặc

9.2. Vải phi lụa có tốt không?

Loại vải này rất tốt vì sở hữu nhiều đặc điểm như độ mềm, mượt mịn, bóng và có thành phần từ sợi tự nhiên nên rất an toàn, lành tính cho da. Là một chất liệu cao cấp và sang trọng nên vải phi lụa không chỉ được ứng dụng để sản xuất chăn ga, gối đệm và còn được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, nội thất,… Đặc biệt, các sản phẩm từ loại vải này được mọi người ưa chuộng sử dụng trong cuộc sống. 

Vải có độ mềm mịn, an toàn lành tính cho da nên được ứng dụng phổ biến
Vải có độ mềm mịn, an toàn lành tính cho da nên được ứng dụng phổ biến

9.3. Vải phi lụa bao nhiêu 1 mét?

Hiện nay các loại vải phi lụa trên thị trường đều là những loại vải được pha thêm các loại sợi khác để tăng thêm độ bền và độ bóng. Do đó, giá thành sẽ rẻ hơn dao động từ 22.000 – 25.000 đồng/ khổ vải. Bên cạnh đó, với những chất liệu phi lụa cao cấp hơn như tơ tằm, lụa gấm, phi lụa satin,… sẽ có giá thành cao hơn trên 60.000 đồng/ khổ vải. 

Để mua vải phi lụa uy tín, chất lượng bạn có thể tham khảo các chợ sỉ vải nổi tiếng trên Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc đến những xưởng may lớn, đa dạng loại vải với họa tiết và giá thành phải chăng. 

Nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật nên vải phi lụa có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống từ thời trang, nội thất và các lĩnh vực khác. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Gạo House sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về loại vải phổ biến này. Hãy theo dõi Gạo House để cập nhật thêm về các loại vải và xu hướng thời trang mới nhất nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *