Vải spandex là gì? Khám phá vai trò của sợi Spandex trong may mặc

Nhờ tính năng co giãn và đàn hồi vượt trội vải spandex là “trợ thủ đắc lực” của ngành may mặc. Để hiểu rõ hơn về chất liệu này, hãy cùng chúng tôi khám phá vai trò của sợi Spandex trong ngành may mặc qua bài viết dưới đây. 

✔ Tham khảo:

1. Chất liệu vải Spandex là gì? 

Vải Spandex (còn được gọi là vải Elastane hoặc vải lycra) là loại vải có độ đàn hồi rất cao. Đặc biệt, nếu kết hợp với sợi cotton thì chất liệu này có thể kéo dài hơn 5 lần so với kích cỡ ban đầu. 

Sợi Spandex được tạo thành từ chuỗi polyme dài, hay còn gọi là Polyurethane. Chuỗi này được sinh ra nhờ phản ứng giữa một chuỗi dài Polyester với một Diisocyanate ngắn và có chứa ít nhất khoảng 85% polyurethane. Mã HS vải Spandex là HS 55151100.

Tên gọi Spandex xuất phát tại khu vực Bắc Mỹ, còn tại Châu Âu Spandex được gọi theo tên biến thể Elastane (đây là cách gọi đúng về mặt hóa học của chất vải này). Tên gọi Lycra xuất phát từ nhãn hiệu đã đăng ký của Dupont Corporation. Có nghĩa là, chỉ vải Spandex do Dupont sản xuất mới được gọi là Lycra mặc dù chất liệu này có tính chất hóa học và đặc tính tương tự spandex hay elastane. 

Vải Spandex được tạo ra bởi chuỗi momome lặp lại được tổ chức bằng axit nên có khả năng chịu nhiệt cao. Do đó, người ta đã công nhận rằng nếu kết hợp Spandex với nylon và polyester sẽ giúp cải thiện khả năng chịu nhiệt cho 2 chất liệu này.  

2. Lịch sử phát triển và cách tạo ra vải Spandex

Để hiểu rõ hơn Elastane là gì hãy cùng tìm hiểu về lịch sự hình thành và quy trình sản xuất loại vải này nhé!

2.1. Lịch sử phát triển của vải sợi Spandex

Vào thế chiến thứ 2, nhu cầu sử dụng cao su vô cùng lớn nên nguồn cung không đủ để đáp ứng. Do đó, thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra chất liệu giải quyết được vấn đề trên. 

Năm 1952, các sợi Spandex đều tiên được hình thành và được đưa vào sản xuất thử nghiệm bởi các nhà khoa học Farben Fabriken Bayer.

Năm 1962, nhà khoa học Du Pont kết hợp cùng công ty cao su Hoa Kỳ và sản xuất sợi Spandex. Chính ông sử dụng cái tên Lycra làm tên đại diện cho loại vải này. Cho đến hiện nay, đây vẫn là công ty lớn, dẫn đầu thế giới về sản xuất sợi Spandex để ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc. 

Vải Spandex là chất liệu có khả năng co giãn cực kỳ tốt

Vải Spandex là chất liệu có khả năng co giãn cực kỳ tốt

Mẫu áo thun đồng phục công ty đẹp:

  • Đồng phục Điện Máy Xanh
  • Đồng phục J&T
  • Đồng phục Novaland

2.2. Quy trình sản xuất Spandex vải

Quy trình sản xuất vải sợi Spandex được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Tạo ra Prepolymer

Người ta sử dụng Glycol được trộn với monomer diisocyanate theo tỉ lệ 1:2 trong một phản ứng để tạo ra chất prepolymer. 

  • Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi

Sau khi các Prepolymer được tạo ra sẽ được cho vào phản ứng mở rộng chuỗi với diamine theo tỉ lệ 1:1. Sau phản ứng sẽ thu được một dung dịch rồi mang đi pha loãng bằng dung môi (DMAc) để tạo ra dung dịch kéo sợi. Chất dung môi này sẽ giúp cho dung dịch loãng hơn và dễ xử lý hơn để bơm vào tế bào sản xuất xơ. 

  • Bước 3: Quay sợi

Sau khi dung dịch kéo sợi được thu lại ở bước 2 sẽ được bơm vào máy quay hình trụ để tạo sợi spandex. Khi sợi đi qua máy quay sợi sẽ được gia nhiệt bằng khí nitơ nhằm dung môi hóa học để polymer lỏng phản ứng hóa học và hình thành sợi rắn. 

  • Bước 4: Tạo sợi Spandex

Các sợi rắn sẽ được tập hợp chung với nhau sau khi ra khỏi máy quay sợi để tạo thành phẩm theo độ dày mong muốn. Các sợi Spandex được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ riêng lẻ. 

  • Bước 5: Tiến hành xử lý sợi

Sau khi các sợi Spandex được thu về, người ta sẽ dùng chất Magnesi stearat hoặc một polyme khác để ngăn chặn bám dính để quá trình dệt thuận tiện hơn. 

Sau khi sợi Spandex được hoàn thành và lăn lên ống chỉ, người ta sẽ kiểm tra chất lượng sợi một lần nữa. Những yếu tố cần đảm bảo gồm có: khả năng co giãn, kích thước tiêu chuẩn (những sợi không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại bỏ). 

Sợi spandex thành phẩm

Sợi spandex thành phẩm

3. Chất liệu vải Spandex có những loại nào?

Hiện nay, sợi Spandex thường được kết hợp với nhiều loại sợi khác để gia tăng khả năng đàn hồi và chịu nhiệt. Dưới đây là một số loại vải phổ biến nhất: 

3.1. Vải spandex 100%

Vải spandex 100% có giá thành rất đắt, nên trên thực tế không có sản phẩm may mặc nào được làm từ chất liệu này.  Hơn nữa, khả năng thấm hút của vải rất kém và dễ bị hư hỏng nếu như tiếp xúc với chất tẩy. Do đó, người ta thường pha sợi spandex với các chất liệu khác để giảm chi phí sản xuất và ức chế những nhược điểm của vải. 

3.2. Vải cotton spandex

Vải cotton spandex là gì? Đây là loại vải cotton pha spandex với nhiều tỉ lệ khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Tùy theo tỉ lệ pha trộn mà vải cotton spandex có nhiều đặc tính khác biệt như: co giãn tốt, thấm hút cao, nhẹ, vải mềm mại và thoáng khí. Hơn nữa, vải cotton spandex rất ít bám bụi rất tiện lợi cho quá trình giặt giũ và vệ sinh. Do đó, vải được ứng dụng phổ biến để: may các loại đồng phục, đồ thể thao, trang phục mặc hàng ngày,… 

Vải cotton spandex 

Vải cotton spandex 

3.3. Vải poly spandex

Sự pha trộn giữa sợi polyester và sợi spandex sẽ tạo ra các chất vải thun lạnh, mềm mịn và mát khi mặc. Chất liệu này có khả năng co giãn tốt, độ bóng nhẹ nên rất thẩm mỹ. Hơn nữa, vải polyester spandex dễ bảo quản và sử dụng nên được ứng khá phổ biến để may áo phông, quần áo thể thao,… 

Vải poly spandex thường được sử dụng để may quần áo thể thao

Vải poly spandex thường được sử dụng để may quần áo thể thao

3.4. Vải len spandex

Chất liệu này được tạo ra từ sự kết hợp giữa sợi len và sợi Spandex nên có độ co giãn cực cao, mềm mại và chống co rút hiệu quả. Hơn nữa, vải len dày dặn nên được sử dụng phổ biến để may quần áo mùa đông. 

Vải len được pha thêm sợi spandex để nâng cao khả năng co giãn

Vải len được pha thêm sợi spandex để nâng cao khả năng co giãn

4. Vải Spandex có những ưu điểm và nhược điểm gì? 

Tương tự những chất liệu khác, vải spandex sở hữu những ưu điểm và nhược điểm sau: 

4.1. Ưu điểm của Spandex

Vải thun spandex (vải thun lycra) có những ưu điểm và đặc tính nổi bật như: 

  • Co giãn tốt: Sợi spandex có khả năng kéo căng gấp 5 lần so với kích thước ban đầu và có thể hồi phục nguyên vẹn sau khi thả ra. Do đó, khi mua quần áo người dùng cần chú ý đến chi tiết này. Nếu bạn có dáng người nhỏ con thì nên chọn quần áo nhỏ hơn 1 size, ngược lại nếu thân hình của bạn hơi mũm mĩm thì nên chọn lớn hơn 1 size để trông vừa vặn với cơ thể hơn nhé!
  • Độ bền cao: Spandex có khả năng chịu nhiệt rất tốt, nếu vải bị nhăn bạn có thể sử dụng nhiệt để định hình giúp vải phẳng hơn. 
  • Không kích ứng da: Mặc dù là vải tổng hợp nhưng spandex không gây kích ứng và rất an toàn cho làn da. 
  • Chống tĩnh điện tốt: Khác biệt với các loại vải len khác, vào mùa đông sợi spandex sẽ có khả năng chống tĩnh điện tốt nên không gây khó chịu cho người mặc. 
  • Nhiều ưu điểm nổi trội khác: Spandex là chất liệu nhẹ, trơn mềm nên rất dễ nhuộm màu, vải không tích điện, chịu mài mòn tốt và không hề tạo xơ hoặc nút thắt trên bề mặt. 

Vải spandex co giãn tốt, bề mặt đẹp và bám bụi bẩn

Vải spandex co giãn tốt, bề mặt đẹp và bám bụi bẩn

4.2. Nhược điểm của Spandex

Bên cạnh những ưu điểm trên, vải spandex còn tồn tại một số nhược điểm như: 

  • Khả năng hút ẩm của vải tương đối kém
  • Nếu sử dụng chung với thuốc tẩy vải cotton elastane sẽ rất nhanh hỏng.
  • Nếu vệ sinh và bảo quản không kỹ lưỡng, sau thời gian dài vải rất dễ xuất hiện vết ố. 
  • Thành phần vải elastane là chất tổng hợp nên không thể tự phân hủy, bên cạnh đó khả năng tái chế của vải cũng rất kém. 
  • Mặc dù chịu nhiệt tốt nhưng vải lycra polyester khi gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ bị chảy xệ, co nhăn hoặc biến tính. Do đó, người dùng không nên sử dụng máy sấy để sấy và làm khô các loại quần áo được may từ vải spandex. 

5. Khám phá vai trò của sợi Spandex trong may mặc

Vải spandex có những ưu điểm nổi trội nên có những vai trò quan trọng trong ngành may mặc như: 

  • Vải 98 cotton 2 spandex được ưu tiên sử dụng để may đồ bơi, đồ lót, đồ tắm,… 
  • Vải polyester spandex được dùng để may áo phông, váy body cho các chị em. 
  • Những quốc gia có khí hậu hàn khí lạnh, người ta thường dùng vải elastane để may trang phục giữ ấm và ngăn chặn gió thổi qua lỗ thoáng khí trên vải. 
  • Sợi Spandex còn được ứng dụng để sản xuất niềng răng chỉnh hình, găng tay, gối vi sinh, dây đai áo ngực, vỏ bọc ghế,… 
  • Vải spandex còn được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất drap gối cực kỳ hiệu quả. 

Có khả năng co giãn tốt nên vải spandex được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Có khả năng co giãn tốt nên vải spandex được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

6. Giá vải Spandex bao nhiêu? 

Giá các loại vải spandex chủ yếu được xác định dựa vào tỉ lệ thành phần có trong vải. Dưới đây là mức giá của một số loại vải phổ biến: 

  • Vải 95 cotton 5 spandex: Dao động trong khoảng 128.000 đến 168.000đ/1kg. 
  • Vải 95 polyester 5 spandex: Dao động trong khoảng từ 65.000 đến 95.000đ/1kg. 
  • Vải len spandex: Dao động trong khoảng từ 97.000 đến 174.000đ/1kg.

Lưu ý

  • Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Nếu có nhu cầu mua vải spandex bạn nên liên hệ trực tiếp đến nơi bán để tham khảo cụ thể. 

Giá vải spandex phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần trong vải

Giá vải spandex phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần trong vải

7. Mua vải Spandex ở đâu rẻ nhất? 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp vải spandex với chất lượng và giá bán khác nhau. Tuy nhiên, để dễ kiểm soát tài chính tốt hơn hết bạn nên mua vải poly spandex ở chợ đầu mối. Nếu bạn có nhu cầu đầu tư vải may số lượng lớn thì có thể tham khảo một số chợ đầu mối lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như: 

  • Chợ bán vải lycra tại Hà Nội: chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, Phùng Khắc Khoan, Hà Đông,… 
  • Chợ bán chất liệu vải lycra ở TP. Hồ Chí Minh: Chợ Tân Bình, Phú Thọ Hòa, Kim Biên, Trần Hữu Trang,… 

Nếu tỉnh của bạn không có chợ sỉ vải thì có thể tham khảo các cửa hàng cung cấp vải sỉ, lẻ gần nhất nhé. 

Nên mua vải ở chợ để dễ kiểm soát chất lượng và giá

Nên mua vải ở chợ để dễ kiểm soát chất lượng và giá

8. Bảo quản vải Spandex như thế nào để kéo thời gian sử dụng?

Để vải 92 cotton 8 spandex có thời gian sử dụng lâu hơn bạn nên lưu ý những vấn đề sau khi vệ sinh và bảo quản vải. 

  • Chỉ nên dùng nước ấm và chất có tính tẩy rửa nhẹ để vệ sinh vải. 
  • Nên phơi vải ở nơi có gió tự nhiên, tránh phơi vải ở nơi nắng gắt và có nhiệt độ cao. 
  • Không nên là ủi vải ở nhiệt độ cao, nếu cần ủi để làm phẳng bề mặt vải bạn nên chọn nhiệt độ thấp nhất. 
  • Với đồ bơi may từ vải 95% cotton 5% spandex, bạn nên ngâm chúng trong nước khoảng 30 phút trước khi giặt để loại bỏ tạp chất trên bề mặt vải. 
  • Không bao giờ được sử dụng phương pháp giặt khô cho vải Spandex. 

Bảo quản quần áo được pha sợi spandex ở nơi khô ráo, thoáng mát

Bảo quản quần áo được pha sợi spandex ở nơi khô ráo, thoáng mát

 Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vải spandex Đồng Phục Gạo House đã tổng hợp được. Hy vọng, sau khi đọc bạn đã biết vải elastane là gì và vai trò của chất liệu này đối với ngành may mặc. 

 

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ

✤ Website: https://xuongmayaodongphuc.vn

✤ Zalo shop: https://zalo.me/4396320771975031169

✤ Email: cskh.gaohouse@gmail.com

☎️ Hotline : 0886.883.555

▶ Địa chỉ: Số nhà 23, Ngách 97/16 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *