Vải Tafta là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng của vải Tafta 

Vải Tafta là một chất liệu đang “làm mưa làm gió” trên thị trường thời trang hiện nay. Loại vải này không chỉ sở hữu độ cứng cáp, bóng bẩy mà còn mang tôn lên sự sang trọng, quý phái trong những bộ trang phục. Vậy chất vải Tafta là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại và ứng dụng của loại vải này ra sao? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

Vải Tafta là gì
Tafta là chất liệu được đánh giá cao về vẻ đẹp thẩm mỹ và độ bền

1. Vải Tafta là gì?

Vải Tafta hay còn được gọi là Taffeta, là loại vải dệt trơn, mịn, bóng bẩy, có thành phần chủ yếu là sợi tơ tằm, sợi bông hoặc những loại sợi tổng hợp khác như poly hay visco. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện, loại vải này đã được đánh giá là một chất liệu dệt cao cấp, thường được sử dụng để may áo choàng bóng, may váy cưới, trang phục dạ hội hoặc những đồ vật trang trí cho nhà cửa. Ngoài ra, chất liệu này cũng thường xuyên xuất hiện ở các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ như chăn ga, gối đệm,…

Vải Tafta là chất liệu cao cấp, mềm mịn và thoáng mát
Tafta vô cùng mềm mịn và thoáng mát

2. Nguồn gốc, lịch sử ra đời của vải Taft

Vải Tafta có nguồn gốc từ Attabiya – Baghdad, được ra đời vào khoảng thế kỷ 12. Đến những năm vào thế kỷ 15 ở Ba Tư và Ấn Độ, loại vải này được coi là chất liệu cao cấp, có độ bóng mịn dùng để may trang phục cho tầng lớp quý tộc. 

Người dân Ấn Độ và khu vực phía nam gần Bangalore khi chưa có công nghệ dệt tiên tiến thường sản xuất vải bằng cách sử dụng tay nắm. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật từ những năm 1990, máy dệt điện đã thay thế sức người giúp cho thành phẩm vải có kết cấu chặt chẽ hơn. 

Vải Tafta là chất liệu mềm mịn và cao cấp
Tafta là chất liệu sở hữu vẻ đẹp thẩm mỹ cao vô cùng đẹp

3. Thành phần chi tiết của vải Tafta

Cũng như những loại vải khác, chất liệu Tafta được tạo ra từ nguyên liệu tơ tằm tự nhiên và tơ nhân tạo. Trước đây, loại vải này được sản xuất thủ công từ tơ tằm tự nhiên nên có giá thành đắt đỏ hơn, chỉ có giới thượng lưu mới sở hữu. 

Về sau, khi công nghệ dệt phát triển, polyme và chất liệu khác ra đời giúp chất liệu Tafta ngày càng thêm chắc chắn, màu sắc đa dạng và được sử dụng rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, so với phương pháp thủ công ngày trước thì hiện nay loại vải này đã giảm được khá nhiều về chi phí sản xuất, đáp ứng được nhu cầu may mặc của mọi người. 

Vải Tafta vô cùng cao cấp và mềm mịn
Tafta được dệt từ thành phần tơ tằm nhân tạo

4. Đặc điểm riêng chỉ có vải Tafta mới có

Vải Tafta không phải vải lụa mỏng mà nó có độ cứng riêng, sở hữu nhiều đặc điểm đặc biệt mà những loại vải khác không có:

  • Vải được kết hợp từ các sợi xoắn chặt với nhau, nhìn qua thì thấy rất mỏng nhưng sờ vào lại khá dây. Nhờ vào đặc điểm này mà các sản phẩm làm từ chất liệu Tafta luôn đứng form, không bị rủ. 
  • Vải thường được dùng để may trang phục biểu diễn trên sân khấu nhờ sở hữu độ bóng và khả năng bắt sáng cực kỳ tốt, khi tiếp xúc với ánh đèn. Nhờ vậy sẽ làm cho bộ đồ nổi bật, thu hút được mọi ánh nhìn.
  • Khi có sự cọ xát với nhau, vải thường tạo ra âm thanh sột soạt nhẹ.

Bên cạnh đó, đặc điểm chính của chất vải Tafta còn phụ thuộc vào từng chất liệu tạo ra nó. Tuy nhiên, loại vải này sở hữu độ mỏng nhẹ, không hấp thụ độ ẩm và có khả năng giữ form dáng rất cao. 

Vải Tafta sở hữu khả năng bắt sáng cực tốt
Tafta có khả năng bắt sáng và bề mặt mềm mịn

5. Các loại vải Tafta được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là một số chất liệu Tafta được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:

5.1. Vải tafta phi

Loại vải này thường được sử dụng để may đầm, váy sự kiện hoặc những mẫu áo sơ mi khác nhau. Vải sở hữu ưu điểm nổi bật là ít nhăn nên rất dễ dàng trọng việc bảo quản. Bên cạnh đó, vải có giá thành rất phải chăng nên được nhiều người lựa chọn thiết kế những bộ đồ thời trang hiện đại như: áo đồng phục, áo sơ mi…

5.2. Chất liệu tafta Nhật

Chất vải Tafta Nhật Cao Cấp
Tafta Nhật là chất liệu được sử dụng rất phổ biến

Vải Tafta Nhật sở hữu độ bóng tốt nhận được nhiều đánh giá cao trong quá trình sử dụng. Loại vải này thường được dùng trong những thiết kế thời trang hướng sang trọng, thời thượng và quý phái. Do đó, giá thành của chất liệu Tafta Nhật cũng thường đắt đỏ, thường được dân “sành hàng hiệu” lựa chọn. 

5.3. Vải tafta bố

Một trong những loại vải không thể không kể đến thuộc chất liệu Tafta là Tafta bố. Chất vải có độ bền, mềm mịn và trơn bóng nên thường được sử dụng để may váy, đầm dự tiệc. Bên cạnh đó, vải cũng có tính ứng dụng khá cao khi dùng để may sơ mi hoặc chất liệu trong ngành nội thất. 

Chất vải Tafta bố cao cấp, mềm mịn
Tafta bố là chất liệu mềm mịn và vô cùng trơn bóng

5.4. Chất liệu tafta kim tuyến

Chất liệu Tafta kim tuyến hay còn được gọi với tên gọi khác là vải Tafta nhũ. Loại vải này có bề mặt lấp lánh, được dệt từ những sợi kim tuyến bên trong. Do đó, vải thường được dùng để may váy dạ hội hoặc váy cưới sang trọng. Một số nơi còn dùng chất liệu Tafta để may áo học sinh đẹp trẻ trung và năng động. 

5.5. Chất vải tafta fine

Loại vải này có nhiều màu sắc đa dạng và khả năng tôn dáng cực đỉnh. Do đó, loại vải này được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang và thiết kế nội thất. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mẫu váy hai dây duyên dáng ôm vừa cơ thể bằng vải tafta fine xinh xắn. Mẫu váy được thiết kế sang chảnh, may cắt tỉ mỉ, chỉn chu tôn dáng cực hiệu quả. 

Vải Tafta mềm mịn
Tafta fine có khả năng tôn dáng cực đỉnh

6. Ưu điểm nổi bật của vải Tafta

Vải Tafta sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Chống nhăn cực tốt: Chất vải có kết cấu bền vững nên tránh được tình trạng nhăn nhúm, xô lệch trong thời gian dài sử dụng. Chính vì vậy, những sản phẩm thời trang may từ vải này luôn giữ form, chuẩn dáng cực kỳ đẹp mắt.
  • Hoa văn tinh tế, sắc nét: Vải được kết hợp với một số thành phần nhân tạo khác, tạo ra nhiều màu sắc nổi bật, đa dạng cùng những đường nét hoa văn. Từ đó, mọi người có thể dễ dàng lựa chọn và phối hợp những bộ đồ có kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.
  • Phản chiếu ánh sáng tốt: Vải Tafta có độ bóng vừa phải nên khi ánh sáng chiếu vào sẽ làm nổi bật lên những họa tiết, hoa văn giúp cho bộ trang phục thêm lung linh và huyền ảo hơn.
Chất liệu Tafta có khả năng phản sáng cực tốt
Tafta có khả năng phản sáng rất tốt
  • Dễ dàng vệ sinh: Vải dễ dàng vệ sinh khi bị vấy bẩn. Bạn chỉ cần đem giặt với nước lạnh sau đó phơi ở nơi thoáng mát. 
  • Giá thành thấp: Hiện nay, chất liệu Tafta có giá thành cực kỳ ổn định, phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã rút ngắn quy trình sản xuất của loại vải này nên giá thành phù hợp với mọi tầng lớp. 

7. Nhược điểm của chất liệu Tafta

Ngoài những ưu điểm nổi trội ở trên thì vải Tafta còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Không thấm hút: Vải không có khả năng thấm hút mồ hôi nên dễ tạo cảm giác nóng bức, khó chịu trong những ngày nắng gắt.
  • Tốn thời gian giặt, ủi riêng: Để giữ vải luôn chất lượng thì bạn cần phải giặt bằng nước lạnh. Tránh dùng nước nóng và giặt bằng máy vì có thể khiến vải bị lem màu.
  • Độ co giãn kém: Vải sẽ không co giãn sau thời gian sử dụng. Vậy nên khi chọn chất liệu này bạn nên đảm bảo về số đo cơ thể của mình. 
Nhược điểm của vải Tafta
Tafta có khả năng thấm hút mồ hôi kém nên khi mặc khá nóng

8. Hướng dẫn phân biệt các loại vải Tafta

Hiện nay có rất nhiều loại vải Tafta xuất hiện trên thị trường. Dưới đây là cách phân biệt giữa các loại vải mà bạn có thể tham khảo: 

  • Tafta lụa: Loại vải này được làm từ lụa, có độ mềm mịn, bóng loáng nhất định.
  • Taffeta tổng hợp: Đây là loại vải được làm từ các chất liệu tổng hợp như polyester, rayon, acetate,…
  • Tafta nhuộm sợi: Loại vải này được nhuộm thành sợi trước khi dệt vải tạo ra thành phẩm chất lượng cao, hình in sắc nét, bền đẹp.
  • Taffeta nhuộm mảnh: Là loại vải được nhuộm sau khi dệt tạo thành vải mềm mại.
  • Tafta cổ: Là loại vải cứng cáp đan xen với các sợi mềm cách đều nhau.
  • Moire taffeta: Đặc điểm của loại vải này là có những đường vân như hình chim gợn sóng.
Cách phân biệt vải Tefta
Mỗi một loại chất liệu Tefta đều mang đặc điểm và tính chất riêng

9. Ứng dụng của vải Tafta trong đời sống

Với nhiều ưu điểm nổi bật nên chất liệu Tafta được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, cụ thể: 

9.1. Trong may mặc

Loại vải này có tính ứng dụng lớn nhất là để thiết kế những mẫu trang phục sự kiện. Hiện nay, có rất nhiều nhà thiết kế đã tận dụng sự đa dạng và khả năng tôn dáng của loại vải này để may những mẫu váy cưới, đầm dạ hội hoặc áo đồng phục doanh nghiệp. Nhờ ưu điểm riêng nên chất vải này đã tạo cho bộ trang phục có điểm nhấn riêng, cuốn hút và thời trang hơn.

9.2. Trong lĩnh vực chăn, ga, gối

Ứng dụng của Tafta trong lĩnh vực chăn, ga, gối
Ứng dụng của Tafta trong lĩnh vực chăn, ga, gối

Nếu bạn đang muốn có một giấc ngủ thoải mái, dễ chịu thì hãy sử dụng những chiếc ga, vỏ gối bằng vải Tafta nhé. Loại vải này mang đến cảm giác mềm mịn, dễ chịu cho người dùng. Không những vậy, vải còn có khả năng không nhăn, ít bám bụi nên có thể dễ dàng vệ sinh chăn, ga, gối trên giường đơn giản. 

9.3. Lĩnh vực trang trí nội thất

Chất liệu Tafta có độ dày và độ cứng cao nên thường được sử dụng để may rèm cửa. Bên cạnh đó, vải cũng có độ rủ, kết hợp với độ bóng tinh tế nên giúp cho căn phòng của bạn trông sang trọng hơn. Bạn có thể lựa chọn loại vải có hoa văn để giúp không gian sống của bạn thêm lung linh và sang trọng hơn nhé! 

Ứng dụng của Tafta trong lĩnh vực nội thất
Ứng dụng của Tafta trong ngành nội thất

10. Cách bảo quản và vệ sinh vải Tafta đúng chuẩn nhất

Vải Tafta rất dễ sử dụng và bảo quản, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo độ bền của vải trong thời gian sử dụng như:

  • Tránh ngâm vải trong nước nóng. Bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc giặt khô để vải không bị loang màu, ảnh hưởng đến chất lượng. 
  • Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh sẽ làm màu vải bạc dần.
  • Phơi trang phục bằng vải Tafta dưới ánh nắng nhẹ, những nơi có gió để vải thêm bền
  • Chất liệu vải không co giãn nên bạn hãy chú ý khi mua những bộ trang phục từ loại vải này.
  • Chỉ nên là ủi ở nhiệt độ thấp nếu cần thiết
Vải Tafta rất dễ vệ sinh và bảo quản
Vải Tafta rất dễ vệ sinh và bảo quản

Vải Tafta quả thực là một chất liệu tốt, phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại vải này mang đến những thiết kế sang trọng, nổi bật và hiện đại cho phái đẹp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có quyết định đúng đắn khi chọn trang phục từ loại vải này. Nếu bạn còn những thắc mắc về chất liệu này hoặc muốn tìm hiểu thêm về loại vải khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Gạo House để được giải đáp nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *