Tencel là một trong những chất liệu vô cùng quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp dệt may. Theo các chuyên gia, Tencel là chất liệu mềm mịn, thân thiện và an toàn với sức khỏe con người lẫn môi trường. Trong bài viết này Gạo House sẽ giải đáp vải Tencel là gì cũng như đặc điểm chi tiết về chất liệu này. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Vải Tencel là gì?
Vải Tencel (Lyocell) là chất liệu được sản xuất từ chất cellulose có ở trong bột gỗ của một số loại cây thuộc họ tre, bạch đàn và khuynh diệp. Do đó, Tencel được xem là một loại vải sinh học bởi thành phần chủ yếu được làm từ bột gỗ có nguồn gốc thiên nhiên. Mặc dù được phát triển từ năm 1972 nhưng mãi đến khi con người ý thức được tác hại của việc sử dụng những chất liệu khó phân hủy thì vải lụa Tencel mới được sử dụng phổ biến hơn.
2. Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel
Nhìn chung, lịch sử phát triển của vải sợi Tencel trải qua 3 giai đoạn chính sau đây:
- Năm 1972, người ta bắt đầu sử dụng bột gỗ để sản xuất và phổ biến nhất là ở khu vực miền bắc Carolina – Mỹ. Sau khi làn sóng bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao, Tencel mới thực sự được người dân chú ý đến và sử dụng nhiều hơn nhằm thay thế các chất liệu có thành phần hóa học độc hại.
- Năm 1980: Vải Tencel phát triển mạnh mẽ bởi công ty Coventry – Anh Quốc và sau đó được đưa vào thương mại hóa số lượng lớn ở Rayonulds ở Mobile, Alabama và nhà máy Grimsby.
- Năm 2004: Tập đoàn Lenzing AG đã biến Tencel trở thành một trong những sản phẩm nổi tiếng và chủ đạo của mình. Các sản phẩm của Tencel đặc biệt nổi tiếng vào năm 2013 và đây cũng là giai thoại mà Tencel đứng trên đỉnh cao của lĩnh vực may mặc, trong đó tiêu biểu nhất là ngành áo đồng phục.
3. Quy trình sản xuất vải Tencel
- Bước 1: Khuynh diệp và bạch đằng được mang đi nghiền nhỏ thành bột và hòa tan trong một loại dung môi chất để tạo nên hỗn hợp lỏng.
- Bước 2: Đẩy, đùn hỗn hợp qua các lỗ nhỏ liti để tạo sợi xơ, đưa khí thô vào để làm khô ráo sợi vải. Lưu ý: Không nên lạm dụng dung môi, những dung môi còn thừa nên giữ lại để tái sử dụng sau.
Thành phần vải lyocell có nguồn gốc từ tự nhiên
- Bước 3: Chuyển sợi xơ đến khu vực chuyên dụng và ngâm trong một số loại chất lỏng để loại bỏ hoàn toàn amin oxit có trong sợi vải.
- Bước 4: Làm sạch sợi Tencel và sấy khô
- Bước 5: Mang sợi Tencel sấy khô đến công đoạn dệt thành tấm.
4. Các tính chất nổi bật của vải Tencel
Chất liệu vải Tencel sở hữu hai đặc tính chính là vật lý và hóa học. Cụ thể như sau:
4.1. Tính chất vật lý
- Tencel là chất liệu có khả năng hút ẩm tốt, bề mặt vải vô cùng thông thoáng và dễ chịu
- Vải ít khi bị co rút, nhăn nhúm nên rất dễ bảo quản và có thể vệ sinh bằng chất tẩy rửa
- Vải Tencel có độ thoáng khí cao, mềm mịn và ít khi bị bám bụi.
- Tencel rất bền, ít khi bị mất form và ít khi bị co giãn khi giặt giũ
- Là loại vải mềm mịn như lụa nên khi mặc rất thoải mái và dễ chịu
4.2. Tính chất hóa học
- Vải lụa Tencel được dệt chủ yếu từ sợi thiên nhiên nên có khả năng chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập vô cùng tốt.
- Có khả năng phân hủy cao và không ảnh hưởng đến môi trường
- Các loại dung môi dùng để sản xuất vải rất an toàn và không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
- Các chuyên gia khẳng định rằng: bề mặt vải Tencel rất ít vi khuẩn tồn tại.
- Tencel có khả năng chống xơ hóa vô cùng tốt, hỗ trợ lưu thông máu, diệt nhiễm khuẩn và nấm mốc nhờ công nghệ nano.
5. Top 4 ưu điểm nổi bật nhất của vải Tencel
Không phải ngẫu nhiên mà Tencel trở thành chất liệu nổi tiếng thế giới và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Sở dĩ như vậy là bởi, Tencel sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
5.1. Có khả năng hút ẩm tốt
Vải Tencel sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt nên khi chạm tay vào bạn có thể dễ dàng cảm nhận được cảm giác mát lạnh cực dễ chịu. Đặc biệt Tencel còn có khả năng hút ẩm không khí tụ trên bề mặt rồi chuyển hóa để tỏa vào không khí để loại bỏ cảm giác bí bách cho người sử dụng. Bởi vậy mà chất liệu này được ứng dụng phổ biến để may áo đồng phục.
5.2. Thân thiện với sức khỏe người dùng
Vải Tencel là chất liệu được đan/dệt từ thành phẩm thiên nhiên nên vải không chỉ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt mà còn rất an toàn với làn da (kể cả làn da nhạy cảm). Hơn nữa, Tencel còn có khả năng hút ẩm tuyệt vời giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong môi trường ẩm thấp.
5.3. Khắc phục được nhược điểm vải cotton
Cotton được ví là “king” của lĩnh vực thời trang nhưng chất liệu này lại dễ nhăn, nhàu nát và mất form sau nhiều lần giặt. Tuy nhiên, với vải Tencel người mặc vừa cảm nhận được sự thoải mái và dễ chịu mà không cần lo ngại đến việc vải sẽ mất form hoặc bị nhăn, nhàu nát sau một thời gian sử dụng.
5.4. Màu sắc đa dạng, phong phú
Vải Tencel là chất liệu sở hữu nhiều tính chất linh hoạt, sợi dệt cao cấp và mềm mại nên có thể dễ dàng pha trộn cùng các loại sợi khác nhằm cải thiện màu sắc của vải. Vậy nên, người ta thường nhuộm vải Tencel để thu về những thành phẩm với màu sắc phong phú và đa dạng.
6. Các nhược điểm của vải Tencel
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội ở phía trên, chất vải Tencel cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Tencel là chất liệu có giá thành cao
- Loại vải này có thể sẽ bị co, ngót còn 1-2 % sau khi giặt và chỉ phục hồi nguyên gốc sau khi khô.
7. Vải Tencel có tốt hay không?
Tencel là chất liệu vô cùng tốt bởi thành phần vải chủ yếu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vải không chỉ mềm mịn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn 4 chiều và an toàn với mọi làn da. Đặc biệt, loại vải này còn rất đa dạng, đa mẫu mã, linh hoạt trong ứng dụng nên có thể mang lại giá trị cao cho người dùng.
8. Các ứng dụng của vải Tencel đối với cuộc sống
Do Tencel sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên Tencel được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là trong ngành may mặc và sản xuất chăn/ga/gối:
8.1. Ứng dụng trong ngành may mặc
Trong lĩnh vực thời trang, Tencel được sử dụng để sản xuất một số trang phục mặc hàng ngày như: áo đồng phục học sinh, quần thể thao, đồ lót và quần áo thời trang cho mùa hè. Ngoài ra, Tencel còn được dùng để cho ra đời một số loại quần áo với mẫu mã đa dạng, linh hoạt và mang giá trị cao.
Tuy nhiên, Tencel lại là chất liệu khá dày, hút ẩm kém và độ thoáng khí thấp nên không phù hợp để mặc trong mùa hè. Nếu bạn yêu thích những trang phục mềm mịn, mát mẻ và thoáng mát thì nên đặt may áo thun đồng phục vải cotton 100% là hợp lý nhất. Và Gạo House cũng đang là một trong những địa chỉ may đồng phục chuyên nghiệp, giá tốt được rất nhiều khách hàng trên cả nước yêu mến. Nếu bạn đang cần may áo gia đình, đồng phục công ty, áo nhóm sự kiện, áo thun nhà hàng… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
8.2. Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất chăn, ga, gối
Đối với ngành chăn, ga, gối, vải Tencel cũng là một trong những chất liệu được dùng rất phổ biến trong ngành sản xuất, chăn, ga, gối. Thành phẩm được may từ chất liệu này có nhiều đặc điểm ưu điểm như:
- Bền, nhẹ và có khả năng cách nhiệt tốt
- Vải mềm co giãn tốt, có khả năng chống bai nhão cực kỳ tốt
- Bề mặt vải óng ả, mềm mịn, giá trị thẩm mỹ cao
- Màu sắc chân thật và bắt mắt.
9. So sánh vải Tencel và cotton chi tiết nhất
Tencel và cotton là hai chất liệu thiên nhiên được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Nhìn có vẻ giống nhau nhưng cả hai loại vải này lại có nhiều đặc điểm khác biệt như:
9.1. Chất lượng sợi dệt
Sợi dệt nên vải cotton là sợi bông thiên nhiên và loại vải này được dệt bởi rất nhiều kiểu. Đôi lúc, chất liệu này còn được pha kèm thêm nhiều loại sợi khác nên có thể tạo ra nhiều loại vải từ cotton như: cotton tre, cotton nhung, cotton pha spandex, cotton poly…Còn vải Tencel thì loại sợi này chỉ được dệt với mật độ vừa đủ nên vô cùng bóng bẩy, mềm mịn và tự nhiên.
9.2. Sự thoáng mát, thoải mái
Vì Tencel được kế thừa đặc tính xốp của cellulose nên loại vải này mang đến sự thoải mái cao hơn, thư giãn hơn cho người sử dụng. Ngoài ra, Tencel còn có khả năng kháng khuẩn vượt trội giúp mang đến sự thư giãn và thoải mái tuyệt đối cho người sử dụng.
9.3. Cách vệ sinh
Vải Tencel là chất liệu xốp, dễ dàng thấm nước nên rất dễ vệ sinh. Ngoài ra, loại vải này còn có khả năng hấp thụ mồ hôi và tế bào chết từ da nhằm trả lại cho người mặc cảm giác thông thoáng và dễ chịu tuyệt đối. Tuy nhiên, cotton cũng không hề kém cạnh bởi chất liệu này cũng có đặc tính tương tự Tencel.
9.4. Độ bền của 2 chất liệu
Thành phần của vải Tencel là sợi thiên nhiên mềm mịn, thoáng mát và có độ bền vô cùng cao. Chất liệu này ít khi bị co rút, khó phai mòn theo thời gian nên độ bền của chất liệu này có thể kéo dài từ 3 – 4 năm sử dụng. Về độ bền thì cotton cũng có tính chất tương tự.
9.5. Giá thành vải
Vải Tencel là chất liệu được dệt hoàn toàn từ thiên nhiên nên giá thành vải khá cao và cao hơn cả cotton 100%. Một bộ chăn ga may từ vải Tencel có chi phí dao động từ 6.000.000 đến 7.000.000 VNĐ. Mặc dù giá cao nhưng chi phí bạn bỏ ra để được sở hữu một trang phục may từ chất liệu siêu mềm và siêu bền này là hoàn toàn hợp lý.
10. Hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh vải Tencel chi tiết nhất
Là chất liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên vải Tencel sẽ bền bỉ và bóng đẹp lâu hơn nếu được vệ sinh, bảo quản đúng cách. Và dưới đây là giải pháp bảo quản hoàn hảo nhất mà Gạo House muốn gợi ý đến bạn:
- Quần áo, vật dụng may từ vải Tencel nên được phơi ở những vị trí có bóng râm và gió để đảm bảo vải không bị hỏng cấu trúc.
- Chất liệu này dễ bị mủn nếu được phơi trong thời tiết nồm hoặc dưới trời mưa quá lâu. Bạn không được dùng máy sấy để làm khô vải mà phải để vải khô một cách tự nhiên nhất.
- Bảo quản đồ dùng may từ vải lụa Tencel ở vị trí khô thoáng, ít ẩm mốc để hạn chế khả năng bám bụi cũng như đảm bảo vải luôn bền và thơm lâu.
Tất cả các thông tin giải đáp vải Tencel là gì cũng như đặc điểm và ưu điểm của chất liệu này đã được Gạo House cập nhật. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chất liệu này. Đừng quên follow Gao.House để được cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác về thời trang nhé!