Khổ vải là gì? Hướng dẫn tính khổ vải may trang phục chi tiết nhất

Khổ vải là gì? Trong thời trang, những loại khổ vải nào được sử dụng phổ biến nhất? Cách tính khổ vải chính xác nhất như thế nào? Nếu đây chính là những thắc mắc của bạn thì đừng bỏ lỡ bài viết mà Gạo House chia sẻ phía dưới đây. Gạo House đã giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Đừng bỏ lỡ nhé!

Khổ vải là gì? Hướng dẫn cách đo khổ vải
Khổ vải là gì? Hướng dẫn cách đo khổ vải

1. Khổ vải là gì? 

Khổ vải là một định lượng được nhiều người trong ngành thời trang sử dụng để nói về kích thước chiều rộng, chiều ngang của một chất liệu. Định lượng này được tính dựa trên giới hạn giữa 2 chiều rộng – dài và những chiều này sẽ được quy định theo máy dệt. Một khổ vải thường được đo dựa trên đơn vị mét hoặc inch (1inch = 2.545cm).

Khổ vải nghĩa là gì? Mẫu vải dùng để may áo gia đình
Khổ vải nghĩa là gì? Mẫu vải dùng để may áo gia đình

2. Tầm quan trọng của khổ vải trong ngành may mặc 

Trong ngành công nghiệp dệt may, vải khổ đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chọn mẫu của người tiêu dùng. Ngoài ra, các khổ cũng tác động trực tiếp đến sơ đồ gia công, cắt may và phục vụ cho việc tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành cho sản phẩm của xưởng may đồng phục.

3. Khổ vải có chiều dài và chiều rộng bao nhiêu? 

Chiều dài và chiều rộng của một khổ sẽ được phân chia một cách rõ ràng, cụ thể như sau: 

3.1. Chiều rộng khổ vải 

Kích thước này thường được đo dọc theo chiều của biên vải và chiều dài thường không giới hạn mà bị thuộc vào khối lượng cũng như chiều rộng. Vải luôn được để dưới 2 dạng là cuộn hoặc xấp, kích thước của khổ vải sẽ được đo lường bằng đơn vị mét hoặc yard ( 1 yard = 0.914m). Hiện nay, trong lĩnh vực thời trang người ta sẽ dùng vải theo các khổ: 3m, 2m4, 2m8 hoặc 2m, 4m, 2m3… Vậy nên, trong ngành sản xuất người ta sẽ dùng những tấm vải dài phù hợp với các công nghệ cắt để tiết kiệm được nhiều nguyên liệu hơn.

Chiều rộng khổ vải là bao nhiêu?
Chiều rộng khổ vải là bao nhiêu?

3.2. Chiều dài khổ vải 

Vải thường có chiều rộng giới hạn giữa 2 bên và chiều rộng sẽ được quy định theo kiểu máy dệt. Chiều rộng sẽ được giới hạn giữa 2 bên và chiều rộng này sẽ được quy định theo máy dệt. Trong đó, các khổ vải sẽ được tính theo mét hoặc inch (1inch = 2.545cm). Và hiện nay, chúng sẽ được phân thành nhiều loại như: 0.9m, 1m20, 1m50, 1m20 1m6, 1m…

Chiều dài của một khổ vải không bị giới hạn
Chiều dài của một khổ vải không bị giới hạn

4. Một khổ vải dài bao nhiêu m? 

1 khổ vải bao nhiêu mét? Theo các chuyên gia: độ dài của một thông thường của một khổ vải thường rơi vào khoảng 100 mét. Tuy nhiên, thực chất thì không có bất cứ giới hạn cụ thể nào về độ dài cho một khổ. Kích thước của vải sẽ tùy thuộc vào từng loại vải và từng nhà sản xuất & in áo thun đồng phục.

Dưới đây là kích thước thông dụng của một số loại khổ lớn:

STT Tên vải Kích thước (m)
1 Vải sẹc xây 4.2m, 5m hoặc 8m
2 Vải cotton  Từ 3m – 3.6m
3 Vải mè 3m
4 Vải cát hàn 2.5m
5 Vải da cá (PE) 2.5m
6 Vải thun 2.2m
7 Vải tici 3.4m

5. Một số loại khổ vải may quần áo phổ biến nhất hiện nay 

Tùy vào nhu cầu sử dụng, chất liệu mà khổ vải được phân thành nhiều dạng như: khổ vải may rèm cửa, khổ vải lớn may drap, khổ vải may đồ đồng phục học sinh, khổ vải bạt,… Tuy nhiên, ngành may mặc không có quy định chung nào về khổ vải. Do đó các loại khổ vải được sử dụng khá đa dạng và phong phú. 

Dưới đây là một số loại khổ vải dệt kim được dùng phổ biến trên thị trường: 

STT Tên vải Khổ vải (m)
1 Vải thun cotton 1.7 x 3.4m
2 Vải thun TC 30 1.7 x 2.9m
3 Vải thun Visco 1.7 x 2.8m
4 Vải PE 3.7x 4.2m
5 Vải thun TC 40 1.7 x 23m
6 Vải thun cá sấu PE và Poly 2.1 x 2.1m
7 Vải sọc PE 1.7 x 3m
8 Vải sọc TC 1.7 x 3m

6. Hướng dẫn tính khổ vải đơn giản và chi tiết nhất 

Thông thường, nếu khổ có kích thước là 90cm, 1m1 thì chỉ nên sử dụng gấp đôi chiều dài áo + độ dài tay áo + 10cm. Nếu khổ 1m2 hoặc 1m3 thì kích thước sẽ gấp đôi chiều dài của áo + chiều dài tay áo + 10cm (khoảng 1m3). Các khổ 1m5, 1m6 thì bạn dùng kích thước khổ 1m để may áo tay ngắn còn 1m2 sẽ dùng để may áo tay dài. 

7. Cách chọn cụm khổ vải may trang phục phổ biến nhất

Làm sao để chọn được một khổ vải may trang phục tốt và phù hợp nhất? Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây: 

7.1. Khổ vải may áo 

Trường hợp may áo dài tay thì có thể tính theo cách sau: 

  • Khổ 90cm, 1m1 thì chỉ nên dùng gấp đôi chiều dài áo + độ dài tay áo + thêm 10cm.
  • Khổ 1m2, 1m3 được tính theo cách: chiều dài áo + chiều dài tay áo + 10cm (khoảng 1m3). 
  • Khổ 1m5, 1m6 bạn hãy dùng kích thước khổ 1m để may áo tay ngắn và 1m2 với tay dài. 
  • Khổ 1m8 đến 2m thì sử dụng vải cotton 80cm là phù hợp.
Cách tính khổ vải may áo
Cách tính khổ vải may áo

7.2.  Khổ vải may chân váy 

Nếu may váy, bạn có thể lựa chọn kích thước dựa trên các tiêu chuẩn sau: 

  • Khổ 90cm bạn chọn gấp 2 lần chiều dài váy + thêm 30cm.
  • 1m1, 1m2, 1m3 thì bạn chọn khổ có kích thước dài gấp 2 lần so với chiều dài. 
  • Với khổ 1m5 và 1m6 thì bạn chọn chất liệu cotton có chiều dài 80cm là hợp lý.

7.3. Khổ vải may đầm suông 

Trường hợp may váy liền, bạn lựa chọn các kích thước: 1m5, 1m6 – tốt nhất là 1m5. Nếu bạn chọn vải để may áo nhóm, đầm suông bánh bèo hoặc nhiều bèo nhúng thì nên lựa chọn 2m là hợp lý nhất.

7.4.  Khổ vải may áo dài 

Nếu chọn vải may áo dài thì bạn nên lựa chọn những dòng vải có từ 60 đến 152cm hoặc 72 inch đến 183cm hoặc có thể là lớn hơn. Nếu bạn may áo dài truyền thống thì có thể chọn khổ 90 inch là phù hợp nhất vì lượng vải này đủ để may váy dài kèm theo các đường bèo trang trí. 

Khổ vải may áo dài phù hợp có kích thước 90inch
Khổ vải may áo dài phù hợp có kích thước 90inch

7.5. Khổ vải may áo sơ mi nam 

Vải may sơ mi thường có chiều rộng từ 45 inch đến 114cm hoặc từ 60 inch đến 152cm. Đây chính là số đo thông dụng nhất để may áo sơ mi. Kích thước này sẽ đảm bảo cho bạn có thể thoải mái hơn khi may mặc. 

7.6. Khổ vải may rèm cửa 

Trường hợp may rèm cửa thì bạn cần tính toán số ly trên rèm và chiều rộng cho từng ly gấp (thường là 10cm). Tùy vào từng chất liệu thì vải may rèm sẽ dùng những khổ rộng gấp 2 hoặc 3 lần so với chiều của rèm. Nếu vải mỏng thì cần gấp 3, nếu vải dày thì sẽ gấp 2 so với độ dài của rèm.  Sau cùng thì bạn cần trừ hao thêm 5-10cm nếu như cần nối vải hoặc may đường viền. 

Tính khổ vải may rèm cửa đúng cách
Tính khổ vải may rèm cửa đúng cách

8. Hướng dẫn tính khổ vải chi tiết nhất 

Để tính ra khổ vải may quần áo cơ bản, người dùng cần thực hiện theo những bước sau: 

8.1. Bước 1: Lấy số đo chi tiết cho người mặc 

  • A: Là chiều cao được đo từ đỉnh đầu xuống sàn nhà. 
  • B: Là vòng cổ được đo vòng quanh hõm cổ
  • C: Chiều rộng của vai
  • D: Vòng ngực (đo quanh đỉnh ngực)
  • E: Từ cổ đến eo (đo từ chân cổ xuống đỉnh ngực rồi đến eo trong tư thế đứng thẳng thả lỏng). 
  • F: Hạ ngực (từ chân cổ xuống đỉnh ngực cùng bên)
  • H: Vòng eo quanh chỗ eo hẹp nhất. 
  • I: Vòng hông (đo ở vùng hông lớn nhất)
  • J: Vòng mông (đo quanh vùng mông lớn nhất).
  • K: Vòng nách (đo quanh nách)
  • L: Dài tay (đo từ vai đến vị trí mong muốn là dài hay ngắn)
  • M: Vòng bắp tay: Xung quanh vị trí bắp tay to nhất
  • P: Vòng đáy: Đo giữa đường eo phía trước qua háng đến giữa đường eo sau lưng. 
  • Q: Vòng đùi (đo ở vòng đùi lớn nhất)
  • R: Dài quần (đo từ vòng eo bên hông xuống sàn)
  • S: Áo hoặc dài đầm: Ở vị trí đỉnh vai đi qua đỉnh ngực, xuống đến vị trí người may mong muốn). 
Xác định số đo trước khi tính khổ vải
Xác định số đo trước khi tính khổ vải

8.2. Bước 2: Tính toán số lượng vải may quần áo 

Sau khi hoàn tất số đo trên, người dùng tính toán mua vải dựa theo quy tắc sau:

Vải may quần

  • Khổ 1.2m, 1.3m: mua 1.5m
  • Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1.1m

Vải may áo

  • Khổ 90cm, 1.1m: gấp 2 lần áo + dài tay áo + 10cm (mua khoảng 1.6m). 
  • Khổ 1.2m, 1.3: dài áo + dài tay áo + 10cm (mua khoảng 1.3m). 
  • Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1m cho tay ngắn và 1.2m cho tay dài
  • Khổ 1.8m, 2m (đối với cotton khổ to): mua 80cm vải là đủ. 
Lựa chọn khổ vải có kích thước phù hợp với số đo
Lựa chọn khổ vải có kích thước phù hợp với số đo

Vải may chân váy:

  • Khổ 90cm, 1.1m: mua gấp 2 lần dài váy + 30cm
  • Khổ 1.1m, 1.2m, 1.3m: mua gấp 2 lần dài váy
  • Khổ 1.5m, 1.6m: mua 80cm + khổ 1.8 hoặc 2m (đối với loại vải cotton khổ to chỉ cần mua 80cm là đủ). 

Vải may váy liền:

  • Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1.5m
  • Khổ nhỏ: Mua hơn 2m

Khổ vải may áo dài:

Đối với khổ vải áo dài bạn cần lưu ý theo công thức sau:

  • Lựa chọn khổ vải 1.5m và chiều dài tổng cộng từ 2 đến 2.5m 
  • Mua khổ 1.15m chiều dài từ 2.5 đến 3m.
  • Khổ 90cm thì chiều dài 4 – 4.5m. 

Lưu ý: 

  • Công thức trên chỉ áp dụng cho những loại trang phục cơ bản.
  • Nếu muốn may kiểu trang phục có nhiều chi tiết cách điệu nên mua thêm 1m vải.
  • Nếu may xéo vải nên mua gấp rưỡi đến gấp đôi so với cách tính trên (tùy vào số lượng xéo nhiều hay ít). 
Khổ vải là gì
Kích thước khổ vải có thể may nhiều loại trang phục khác nhau

9. Khổ vải hẹp là gì?

Vải khổ hẹp là những khổ vải có kích thước nhỏ dưới 1m2. 

Khổ vải là gì? 1 khổ vải bao nhiêu mét? Tất cả những thông tin này đã được Gạo House chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng rằng, kiến thức trên sẽ đủ để bạn đọc hiểu rõ hơn về vải may trang phục. Ngoài ra, nếu bạn cần đặt may đồng phục theo yêu cầu thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *