Vải modal là vải gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải modal

Vải modal là một chất liệu sinh học nhân tạo đang được ứng dụng rất phổ biến trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm. Mặc dù xu hướng sử dụng trang phục và đồ dùng may từ vải modal ngày càng tăng, nhưng vẫn nhiều người chưa biết vải modal là gì, ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

✔ Tham khảo:

1. Vải modal là vải gì? 

Vải modal là một loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ cellulose được kết tinh trong cây sồi. Sồi là loại cây cổ thụ lâu năm, được trồng nhiều ở Bắc Âu, cây có khả năng kháng sâu bọ rất hiệu quả nên không cần sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu. Bởi vậy, modal vải sồi được đánh giá là chất liệu an toàn, thân thiện với sức khỏe người dùng và môi trường. 

Thành phần cellulose trong cây sồi là loại chất màu trắng, không mùi và không có vị. Cellulose là thành phần chính tạo màng tế bào thực vật, giúp cho mô thực vật được gia tăng độ bền cơ học và gia tăng tính đàn hồi. Do đó, vải sợi modal có đặc tính mềm mịn, co giãn và thấm hút cao. 

2. Lịch sử phát triển và quy trình sản xuất chất liệu vải modal là gì?

Tham khảo lịch sử phát triển và quy trình sản xuất để hiểu rõ hơn vải modal là gì?

2.1. Lịch sử phát triển

Chất vải modal được phát hiện và ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất vào những năm 1930 tại Bắc Âu. Đến năm 1960, vải bắt đầu được ứng dụng phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực như: may mặc, sản xuất đồ nội thất,… Hiện nay, vải modal trở thành chất liệu thông dụng và quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống. 

2.2. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất vải modal được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Thu hoặc gỗ sồi và xử lý bằng nhiệt để phân tách Cellulose để tạo hỗn hợp chất lỏng sánh. 
  • Bước 2: Sử dụng nhiệt để phá vỡ cấu trúc liên kết của Cellulose để tạo ra bùn. 
  • Bước 3: Cho lượng bùn thu được vào lỗ khuôn có sẵn trong bể chứa chất hóa học để tạo sợi (quá trình dệt sợi). 
  • Bước 4: Tiến hành rửa sạch và tẩy trắng những sợi vải đã thu được. 

Sợi vải modal thành phẩm

Sợi vải modal thành phẩm

✔ Gạo House – Xưởng áo đồng phục công ty số 1 Việt Nam

3. Ưu điểm và nhược điểm vải modal

Vải thun modal có những ưu điểm và nhược điểm như: 

3.1. Ưu điểm 

Thành phần vải modal có nền tảng nguyên liệu sinh học vững chắc nên mang trên mình nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật như: 

  • Kế thừa mọi ưu điểm của vải cotton: Chất liệu vải modal rất thoát khí, có thể hút ẩm và mồ hôi tốt hơn vải cotton lên đến 25%. Người dùng có thể sử dụng vải để may cả quần áo mùa đông và mùa hè mà không bị bí bách hay khó chịu. 
  • Vải ít bị co rút, nhăn nhúm và biến dạng: Trang phục may từ vải modal sau thời gian dài sử dụng vẫn giữ nguyên được form dáng mà không bị biến dạng. Do đó, quá trình vệ sinh và bảo quản vải sẽ trở nên dễ dàng hơn. 
  • Độ bền cao: Các sợi vải modal được làm từ cellulose nên rất bền chắc và dẻo dai. Nên các tác động ngoại lực sẽ không thể làm sợi modal bị giãn hay đứt cấu trúc. Hơn nữa, khả năng liên kết của các sợi modal rất chắc chắn nên dù có vệ sinh thường xuyên cũng không làm vải bị hao mòn. Ngoài ra, vải modal cũng bền hơn trong nước so với những chất liệu thông thường khác. 
  • Không gây kích ứng da: Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên vải lụa modal không gây kích ứng da, rất an toàn cho cả người già và trẻ sơ sinh. 
  • Thân thiện với môi trường: Chất vải modal không chứa hóa chất độc hại nên không gây nguy hại đến hệ sinh thái. Hơn nữa, vải có thể phòng ngừa vi khuẩn góp phần làm sạch không gian sống rất hiệu quả.

Với đặc tính kháng khuẩn, không gây kích ứng nên vải modal được dùng để may quần áo trẻ em

Với đặc tính kháng khuẩn, không gây kích ứng nên vải modal được dùng để may quần áo trẻ em

3.2. Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm nổi trội trên, vải modal còn tồn tại một số nhược điểm như: 

  • Giá vải modal cao: Do nguyên liệu sản xuất là gỗ sồi lâu năm nên giá vải modal cao. 
  • Sản lượng vải hàng năm ít: Gỗ Sồi lâu năm có số lượng ít và khó trồng nên sản lượng hàng năm của vải modal thường rất hạn chế. 

4. Ứng dụng của vải modal

Chất vải modal sử hữu nhiều ưu điểm nổi trội nên được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: 

4.1. Ứng dụng trong lĩnh vực may mặc

Vải modal có đặc tính mềm mịn, thoáng mát và hút ẩm tốt nên rất được yêu thích trong ngành may mặc. Các sản phẩm được may từ vải modal gồm có: quần áo trẻ em, đồ lót,… 

4.2. Ứng dụng trong ngành sản xuất chăn, ga, gối đệm

Với tính chất mềm mại vốn có, vải cotton modal được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất chăn, ga, gối, đệm. Đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng ứng dụng vải modal vào sản phẩm của mình như: sông Hồng, Hanvico, Everon,…

Chăn ga, gối đệm may từ vải modal

Chăn ga, gối đệm may từ vải modal

5. Vải modal giá bao nhiêu? 

Vải sợi modal trong thành phần 95% sợi modal và 5% sợi spandex (với loại sợi 40s, khổ vải 170cm) được bán giá sỉ khoảng 100.000 VNĐ. Nếu mua vải lẻ, mức giá sẽ rơi vào khoảng 180.000 đến 200.000 VNĐ. 

Lưu ý: 

  • Mức giá trên chỉ mang hình thức tham khảo
  • Để biết chính xác người dùng nên liên hệ đến các địa chỉ bán vải modal để được báo giá chi tiết hơn. 

6. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải modal

Để kéo dài độ bền, tuổi thọ và duy trì vẻ đẹp cho drap vải modal người dùng nên áp dụng một số mẹo khi bảo quản, vệ sinh sau: 

  • Không nên dùng chất tẩy rửa với vải modal, nên dùng các loại xà phòng trung tính để bảo vệ cấu trúc vải. 
  • Khi giặt chỉ nên vò nhẹ nhàng bằng tay, không dùng bàn chải chà xát mạnh lên bề mặt vải. 
  • Nên sử dụng nước lạnh để giặt các sản phẩm may từ vải modal trong lần đầu tiên. 
  • Không nên giặt khô hoặc là hơi để bảo vệ sợi vải. 
  • Nên phơi khô tự nhiên quần áo may từ vải modal ở khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời. 
  • Không dùng máy sấy để làm khô vải, để sợi vải không bị co rút làm mất form dáng ban đầu của sản phẩm. 
  • Nếu thời tiết nồm ẩm, chỉ nên sử dụng quạt điện để làm khô vải. 
  • Không nên là ủi quần áo vải model ở nhiệt độ cao, khi ủi chỉ nên thao tác ở mặt trái của vải hoặc đặt thêm miếng lót mỏng ở giữa để sợi cellulose trong chất vải không bị cháy. 

Bảo quản trang phục may từ vải modal ở nơi thoáng mát, sạch sẽ

Bảo quản trang phục may từ vải modal ở nơi thoáng mát, sạch sẽ

7. Giải đáp 3 câu hỏi xoay quanh vải modal là gì? 

Tham khảo 3 câu hỏi dưới đây để hiểu rõ hơn chất liệu vải modal là gì?

  1. Thành phần vải modal là gì

Vải modal có thành phần từ sợi cellulose của cây sồi. 

  1. So sánh vải modal và tencel

Vải tencel là chất liệu được sản xuất từ cellulose có trong bột gỗ của các loại cây thuộc họ nhà tre như: khuynh diệp, bạch đàn,… Do đó, loại vải này được xem là một chất liệu sinh học được đánh giá cao về độ an toàn và sự thân thiện với môi trường. Vải tencel và modal có những đặc điểm giống và khác nhau như:

  • Giống nhau: Cả 2 chất liệu này đều có độ thông thoáng cao, thấm hút mồ hôi hiệu quả, không nhăn, vải mềm mịn. 
  • Khác nhau: Vải tencel modal lâu khô hơn, có màu sắc kém sặc sỡ và có giá thành rẻ hơn vải tencel. Ngoài ra, độ bền vải tencel cũng nhỉnh hơn với modal. 
  1. Mua vải modal ở đâu? 

Người dùng nên mua vải modal ở chợ vải hoặc mua trực tiếp tại xưởng dệt để tiết kiệm chi phí và kiểm soát chất lượng tốt hơn. 

  1. Có vải tơ tằm modal không?

Vải modal được cấu thành từ một loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ cellulose được tái chế bởi cây sồi nên không có loại vải tơ tằm. 

Mong rằng, những thông tin kiến thức tổng quan ở phía trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ vải modal là vải gì? Ưu, nhược điểm và các ứng dụng của vải trong cuộc sống. Gạo House chúc bạn sớm tìm được chất liệu phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân nhé!

 

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

✤ Website: https://xuongmayaodongphuc.vn

✤ Zalo shop: https://zalo.me/4396320771975031169

✤ Email: cskh.gaohouse@gmail.com

☎️ Hotline : 0886.883.555

▶ Địa chỉ: Số nhà 23, Ngách 97/16 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *