Vải bamboo là một loại vải tự nhiên được cấu thành từ bột gỗ của cây tre. Với khả năng thấm hút gấp 4 lần so với thun cotton 100% nên bamboo trở thành chất liệu hàng đầu trong ngành may mặc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vải bamboo là vải gì, đặc tính, ứng dụng và cách nhận biết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Gạo House để biết thêm thông tin nhé.
✔ Tham khảo:
- Free size là gì? Cách phối quần áo free size đẹp, cá tính
- Vải tuyết mưa là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về vải tuyết mưa
1. Tìm hiểu chất liệu vải bamboo là gì?
Vải bamboo (còn gọi là vải sợi tre) là chất liệu có thành phần chính từ sợi tre thiên nhiên. Nếu xét theo góc độ khoa học, vải bamboo là chất liệu được tổng hợp từ bột Cellulose chiết xuất từ cây tre và bổ sung thêm một số loại phụ gia an toàn khác. Đây là lý do cấu trúc vải sợi tre luôn bền vững và mang đến nhiều đặc tính nổi bật khác hẳn chất liệu thông thường.
Vải sợi tre là vải gì?
2. Nguồn gốc vải bamboo
Vải tre có nguồn gốc từ Châu Á và mới được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Mặc dù ý tưởng này đã nhen nhóm từ năm 1881, tuy nhiên đến cuối thế kỉ XX – đầu thế kỷ XIX vải bắt đầu được sản xuất thành công và được đông đảo người dùng tiếp nhận với phản hồi tích cực.
Cho đến nay, chất vải bamboo đã dần “chiếm sóng” và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó nổi bật là ngành thời trang từ các sản phẩm quần áo mùa hè, đồ trẻ em, váy, đầm,… bình dân cho đến thời trang cao cấp, đắt tiền.
Hơn nữa, vải sợi tre bamboo cũng là chất liệu rất được yêu thích của các nhà sản xuất đồ nội thất như: khăn bàn, rèm cửa, chăn ga gối đệm,…
Vải tre được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỷ XIX
✔ Gạo House nhận in, may, thiết kế áo đồng phục công ty đẹp, chất lượng, giá rẻ
3. Bật mí quy trình sản xuất vải sợi tre
Để tạo ra những thớ vải cotton sợi tre chất lượng người ta thường áp dụng 2 biện pháp: chế tạo cơ khí và hóa học. Cụ thể như sau:
3.1. Chế biến cơ khí
Cây tre sau khi được xử lý và nghiền nát sẽ được xử lý sinh học bằng enzym bằng để phá vỡ cấu trúc tự nhiên. Sau đó, người ta sẽ trải ra và kéo thành các sợi dài, mảnh. Cách chế biến này không gây ô nhiễm môi trường và vẫn đảm bảo được sự bền vững cho từng sợi vải.
3.2. Chế biến hóa học
Sau khi nghiền nát cây tre, người ta sẽ ngâm trong dung dịch NaOH 15 – 20% ở nhiệt độ 20 độ trong 1 – 3 tiếng để tạo thành Cellulose kiềm. Tiếp đó, Cellulose kiềm sẽ được ép để loại bỏ NaOH rồi cho vào máy xay để chúng khô tự nhiên trong khoảng 24 giờ.
Sau đó, các sợi Cellulose lại được ép qua các dầu phun và cho vào thùng lớn chứa axit Sunfuric loãng. Bước này sẽ biến sợi vải thành Xenluloza giúp chúng cứng hơn để kéo thành sợi hoàn chỉnh.
3.3. Dệt và nhuộm vải
Sau khi thu được sợi Bamboo từ một trong 2 phương pháp trên, người ta sẽ dệt chúng thành vải thành phẩm rồi mang đi nhuộm. Bởi vì vải bamboo rất nhạy cảm với axit hoặc kiềm nên người ta sẽ duy trì khối lượng cẩn thận khi thực hiện.
Quy trình sản xuất vải sợi bamboo
4. Đặc tính của chất liệu vải bamboo là gì?
Sau khi hoàn tất sản xuất vải cotton tre sở hữu những ưu điểm và nhược điểm dưới đây:
4.1. Ưu điểm của vải tre là gì?
Vải sợi tre bamboo trở thành chất liệu cao cấp trong ngành dệt may nhờ sở hữu những đặc tính nổi bật sau đây:
Hấp thụ tốt: Khả năng thấm hút mồ hôi, hút ẩm của vải tre gấp 3 – 4 lần so với các chất liệu cotton 100%. Do đó, vải được sử dụng rất phổ biến để may quần áo mùa hè.
Có khả năng điều hòa thân nhiệt cao: Vải xô sợi tre có đặc tính mát mẻ tự nhiên khi chạm vào, nên nếu mặc vào thời tiết nóng nực sẽ rất thông thoáng và thoải mái. Hơn nữa, phần mặt cắt ngang của vải có nhiều lỗ nhỏ và lỗ hổng giúp vải hấp thụ nhiệt, không khí tốt hơn giúp nâng cao khả năng điều hòa thân nhiệt.
Kháng khuẩn và khử mùi tốt: Cây tre sở hữu một dạng hợp chất sinh học có khả năng chống khuẩn tuyệt đối là “bamboo kun”, hợp chất này kết hợp chặt chẽ với các phân tử Cellulose giúp phát huy khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Đặc tính này còn được duy trì trên các chất vải bamboo giúp vải tiêu diệt đến hơn 99,8% các loại vi khuẩn.
Chống tia UV: Vải làm từ sợi tre có khả năng kháng tia UV rất hiệu quả giúp bảo vệ làn da của người dùng trước ánh nắng mặt trời và ngăn chặn bệnh ung thư da nguy hiểm.
An toàn tuyệt đối với người dùng: Thành phần của chất liệu vải sợi tre không chứa bất kỳ chất độc hại nào, nên không gây kích ứng da (kể cả những người có làn da nhạy cảm). Do đó, vải được sử dụng phù hợp cho mọi độ tuổi khác nhau từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và người cao tuổi.
Hỗ trợ bảo vệ môi trường sống: Quá trình sản xuất vải thun sợi tre được thực hiện khép kín, thân thiện với môi trường sống xung quanh. Hơn nữa, trồng tre sản xuất vải còn là giải pháp phủ xanh trái đất rất hiệu quả.
Vải sợi tre rất lành tính và an toàn cho cả trẻ sơ sinh
4.2. Nhược điểm của vải sợi bamboo
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội, tuy nhiên vải tre bamboo còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Vải có xu hướng bị co lại sau mỗi lần giặt nên đòi hỏi người dùng phải bảo quản cẩn thận và tỉ mỉ.
- Vải dễ nhăn và lâu khô hơn so với các chất liệu thông thường.
5. Các ứng dụng của vải sợi tre
Với những ưu, nhược điểm trên chất vải sợi tre được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trong ngành may mặc: Nhờ có độ bền cao, thoáng mát, hút ẩm tốt mà vải sợi tre cho bé được dùng để may các loại áo thun, đồ lót, quần áo thể thao và quần áo cho trẻ sơ sinh.
- Sản xuất đồ nội thất: Vải tre có đặc tính mềm mại, bền bỉ và an toàn nên còn được dùng để sản xuất đồ nội thất như: khăn tắm, khăn aden, chăn vải, khăn sữa, bỉm, rèm cửa, khăn bếp, khăn trải bàn,…
- Trong lĩnh vực chăn ga gối đệm: Nhờ đặc tính thấm hút, cùng tính chất vải linh hoạt theo sự thay đổi của thời tiết. Nên vải bamboo là nguyên liệu được nhiều thương hiệu sản xuất đệm như: Hanvico, Everon,… sử dụng. Trong đó, đệm bông ép chống khuẩn là sản phẩm làm từ vải sợi tre được nhiều người yêu thích bởi khả năng nâng đỡ tốt, thoáng mát và bảo vệ sức khỏe người nằm.
- Ngoài ra, vải tre kháng khuẩn còn được sử dụng để sản xuất màn bệnh viện, bao bì thực phẩm, mặt nạ, túi vải, tã vải, miếng thấm,…
Vải bamboo được sử dụng để may quần áo cho trẻ sơ sinh
6. Giá vải sợi tre bao nhiêu?
Để bổ sung các đặc tính và hạn chế một số nhược điểm, do đó giá vải bamboo kháng khuẩn phụ thuộc vào thành phần vải. Hiện nay, các địa chỉ bán vải sợi tre đang cung cấp chất liệu này với mức giá trung bình như sau:
- Vải sợi tre kháng khuẩn 100%: Mức giá trung bình khoảng 40.000 đến 70.000đ/ 1m vải.
- Vải thun bamboo dệt kim 95% sợi tre (5% sợi spandex): Có giá khoảng 140.000 đến 170.000 đ/1 kg.
- Vải bamboo pha sợi Poly: Có giá khoảng 70.000 đến 100.000đ/1kg.
Lưu ý: Mức giá trên chỉ dùng để tham khảo, để được báo giá chi tiết bạn nên liên hệ đến các cửa hàng bán vải sợi tre để được báo giá chi tiết hơn.
7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải bamboo đúng cách
Như đã đề cập ở trên, đặc tính vải sợi tre là dễ nhăn và co lại sau một thời gian sử dụng, nên đòi hỏi người dùng phải biết cách vệ sinh, bảo quản. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng khi sử dụng chất liệu này.
- Khi giặt vải chỉ nên vò nhẹ nhàng, không được chà quá mạnh sẽ khiến vải bị nhăn và co lại.
- Chỉ nên giặt vải bằng nước lạnh, hạn chế sử dụng máy giặt để tránh tình trạng gấp nếp và nhăn nheo.
- Sử dụng những chất tẩy rửa nhẹ nhàng, chứa ít Clo để không làm bay màu vải.
- Hạn chế phơi vải ở nơi có ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp, nên lựa chọn những nơi bóng râm, thoáng mát và có gió tự nhiên.
- Chú ý kiểm tra nhãn mác sản phẩm để nắm rõ thành phần vải và nhận lời khuyên từ nhà sản xuất.
- Những vật dụng như: khăn, chăn ga, rèm cửa,… làm từ vải bamboo spun bạn nên ngâm với người ấm chứa bột giặt trong khoảng 15p để nâng cao hiệu quả tẩy rửa.
Bamboo là chất liệu dễ nhăn, nhàu đòi hỏi người dùng phải biết cách bảo quản
8. Cách nhận biết vải sợi tre đơn giản
Để phân biệt và nhận biết loại vải bamboo người ta thường dựa vào một số cách cơ bản sau:
- Vải bamboo có khả năng thấm nước rất nhanh, bạn có thể đổ ít nước lên vải để nhận biết nhé.
- Khi đốt vải tre sẽ tạo ra ngọn lửa lớn, êm và có mùi cháy giống như đốt giấy nên tàn tro mềm không vón cục.
- Vải tre rất dễ nhăn, bạn có thể dùng 2 tay vò mạnh vải để kiểm tra.
Vải bamboo thấm nước rất tốt, bạn nên căn cứ vào đặc điểm này để nhận biết
9. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vải bamboo
Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến về vải sợi tre, để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về chất liệu này.
- Vải bamboo là vải gì?
Bamboo là một loại vải tự nhiên được tổng hợp từ bột gỗ của cây tre kèm một số chất phụ gia an toàn khác.
- Cách làm vải sợi tre
Vải bamboo sợi tre được sản xuất dựa trên quy trình sau:
Chế biến cơ khí (hoặc hóa học) => dệt thành vải => nhuộm vải.
- Mua vải sợi tre ở đâu rẻ, đẹp?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp vải bamboo cotton giá rẻ, chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và kiểm soát chất lượng thì mua trực tiếp tại xưởng sản xuất vải sợi tre hoặc các chợ sỉ vải đầu mối. Một số chợ mà bạn có thể tham khảo như: Kim Biên, Đồng Xuân, Phùng Khắc Khoan,…
- Vải bamboo có nhăn không?
Bề mặt vải mềm mại, bóng mịn nên rất dễ bị nhăn trong quá trình sử dụng.
- 5. Vải sợi tre có tốt không?
Vải sợi tre được đánh giá là tốt hơn, có độ bên cao hơn cả vải cotton. Vải rất mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, có thể chống tia UV và thân thiện với làn da.
- Thành phần vải sợi tre là gì?
Để hạn chế nhược điểm và thay đổi tính chất nên vải sợi bamboo còn được pha trộn với nhiều loại sợi và thành phần khác nhau. Dưới đây là một số vải dệt từ sợi tre được pha kèm với các chất liệu khác.
- Vải gạc sợi tre
- Vải kate bamboo
- Vải linen bamboo
- Vải lụa bamboo
- Vải petit sợi tre
- Vải poly bamboo
- …
Với những đặc tính nổi trội trên, vải bamboo không những được người Việt ưa chuộng, mà còn chinh phục được những khách hàng khó tính ở thị trường châu Âu, châu Mỹ,… Do đó, bạn hãy nhanh tay sắm ngay cho mình chất liệu này để phục vụ cho nhu cầu may trang phục trong thời gian sắp tới nhé!
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Đồng Phục Gạo House:
✤ Website: https://xuongmayaodongphuc.vn
✤ Zalo shop: https://zalo.me/4396320771975031169
✤ Email: cskh.gaohouse@gmail.com
☎️ Hotline : 0886.883.555
▶ Địa chỉ: Số nhà 23, Ngách 97/16 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.