Vải bạt là một trong những nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hiện nay được sử dụng để sản xuất dụng cụ bạt che, mái che,… Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm đặc biệt, có khả năng chống nước tốt mang lại lợi ích cho cuộc sống con người. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về đặc điểm, phân loại và ứng dụng loại vải này thì hãy tham khảo bài viết của Gạo House dưới đây nhé!
1. Vải bạt là gì?
Vải bạt là loại vải được làm từ chất liệu có tính chống thấm nước 2 mặt, nhằm hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp hay để che trú khi trời mưa. Chất liệu này có độ dày và độ bền tương đối cao.
Trước đây, loại vải này thường được làm từ sợi gai dầu, làm tăng độ bền tương đối cao. Tuy nhiên, hiện nay vải bạt được sản xuất từ sợi bông hoặc sợi lanh, mang đến chất mềm, dẻo dai và tăng độ bền hơn. Các sản phẩm làm từ chất liệu này thường được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như: túi xách, giày, gang tay, đồ bảo hộ lao động, buồm, lều, rạp, balo hoặc làm bề mặt để vẽ tranh,…
Ngoài ra, các loại vải hiện nay được thiết kế vô cùng sang trọng và đa dạng về màu sắc tạo cho không gian ngoại thất thêm nổi bật hơn. Cùng với nhu cầu thực tiễn cao nên chất liệu này thường được sử dụng làm vật che chắn, tăng thêm vẻ đẹp tinh tế, hợp phong thủy cho quán cafe, nhà hàng hoặc quán ăn,…
2. Ưu điểm của chất vải bạt
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên vải bạt thường được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Dưới đây là một vài ưu điểm của chất liệu vải này, cụ thể:
- Những sản phẩm được làm từ vải có khả năng che nắng, che mưa cực kỳ hiệu quả.
- Vải có tính chất mềm, dẻo dai nên có thể dễ dàng xếp gọn tiện dụng mang lại sự ngăn nắp cho không gian nhà bạn.
- Đa dạng về màu sắc, mẫu mã giúp bạn tha hồ lựa chọn theo sở thích của mình.
- Những mái che được làm từ loại vải này không hấp thụ nhiệt, mang lại sự mát mẻ vào mùa hè còn mùa đông thì ấm áp.
- Vải có khả năng cách âm tốt nên khi trời mưa không tạo ra tiếng ồn.
- Giá thành vải không quá cao nên phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
3. Nhược điểm của vải bạt
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì loại vải này vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ, cụ thể:
- Vải bạt thường có trọng lượng khá dày so với chất liệu khác nên trong quá trình may sẽ vất vả hơn.
- Khi sử dụng ngoài trời, vào những ngày mưa gió lớn thì vải này rất dễ bị rách nếu như không có sự trợ lực từ xung quanh. Vậy nên chất liệu này sẽ hạn chế sử dụng vào những trường hợp này.
4. Những chất liệu thường dùng để may vải bạt phổ biến nhất
Hiện nay, do sự cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau nên vải bạt ngày càng đa dạng, phổ biến hơn trên thị trường. Cụ thể, loại vải này được phân loại như:
4.1. Polyester
Polyester là chất liệu được sử dụng phổ biến để cấu tạo nên chất liệu bạt. Đây là loại vải có thành phần đặc trưng là thylene, sở hữu đặc tính không thấm nước, có khả năng kháng khuẩn và kháng bụi cao.
Trong quá trình sản xuất vải bạt Polyester, vải rất dễ bám màu nhuộm và hạn chế được các tình trạng ẩm mốc, gây ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, vải cách âm, cách nhiệt rất tốt, có bề mặt sáng bóng và siêu bền đẹp theo thời gian. Nhờ vậy mà chất liệu vải này thường được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
4.2. CVC
So với chất liệu Polyester thì vải CVC có chất lượng tốt hơn. Loại vải bạt này được cấu tạo với hai thành phần chính là polyester và cotton, sở hữu độ dệt chặt chẽ, bền màu tuyệt vời. Bên cạnh đó, vải mang đến độ mềm mại, có khả năng hút ẩm tốt, chống co rút nên thường được ứng dụng chính để làm vật trang trí nội thất, may áo thun đồng phục, gia tăng vẻ đẹp sang trọng hơn.
4.3. PE
PE là một chất hóa học có tên là polyetylen, hay còn được gọi là nhựa PE. Bạt PE sở hữu đặc tính dẻo dai, không mùi và an toàn với sức khỏe. Nhựa PE cũng cách nhiệt tốt nên có thể sử dụng thoải mái trong điều kiện nhiệt độ từ 70 – 100 độ C. Ngoài ra, loại bạt này cũng được tráng phủ lên 2 mặt, có tác dụng chống tia UV, chống nước và chống cháy hiệu quả nên phù hợp để làm mái hiên cho không gian nhà ở. Ngoài ra, vải còn được sử dụng để may đồng phục học sinh.
4.4. Bạt dứa
Vải bạt dứa là một loại bạt được đan sợi dạng dứa, có 2 mặt giống nhau. Ở giữa chất liệu bạt dứa có một lớp nilon tráng bóng với mục đích tăng độ dẻo dai, bền đẹp, chắc chắn và không thấm nước. Loại vải này thường được sử dụng để che nắng, che mưa hoặc làm lều trại, picnic dành cho những hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn.
4.5. PVDF
PVDF là sản phẩm của thương hiệu vải bạt che thịnh hàng hàng đầu trên thế giới. Chất liệu bạt này thường có trọng lượng nhẹ và rất linh hoạt nên thường được sử dụng cho những chuyến dã ngoại ngoài trời. Đặc biệt, vải có độ bền cao, khả năng chống nước, chịu nhiệt và chống tia UV cực tốt nên giúp những buổi cắm trại thêm dễ chịu, che chắn thoải mái hơn.
5. Top 5 loại vải bạt được dùng thông dụng nhất hiện nay
Dựa vào cấu tạo sợi vải nên chất liệu bạt được chia thành 5 loại khác nhau, cụ thể:
5.1. Vải 210g
Vải bạt 210g có cấu tạo sợi đúc dạng 210T, có khả năng trượt nước và chịu lực cản gió cực tốt. Tuy nhiên, loại vải này có kích thước rất bé nên chỉ phù hợp để dùng ở những không gian nhỏ. Một vài gam màu sắc nổi bật của vải như: màu đỏ, màu xanh dương, màu xanh lá, màu cam, màu vàng, trắng,… giúp người dùng thỏa sức lựa chọn theo sở thích.
5.2. Vải bạt 420g
Vải bạt 420g có cấu tạo sợi đúc dạng 420T. Trên bề mặt vải là một lớp Uli dày để tăng khả năng chịu lực và chống nước tốt. Nhờ cấu tạo nên loại vải này có khả năng che nắng, che mưa tốt, không thay đổi về cầu tạo hay chất lượng khi bị ngoại lực tác động. Do đó, loại vải này thường được sử dụng để làm dù sự kiện ở những không gian nhỏ, có diện tích dưới 30m2.
5.3. Vải 600g
Vải bạt 600g được cấu tạo bằng sợi đúc dạng 650T, lớp mặt ngoài được tráng bằng Uli. Nhờ vào đặc điểm cấu tạo nên loại vải này có giá thành cao hơn so với 2 loại trên và chất lượng cũng cao cấp hơn rất nhiều.
Vải 600g có cấu tạo từ các sợi liên kết rất chặt chẽ, thường được dùng để che nắng, che mưa tại những nơi có không gian rộng lớn như resort, khách sạn hoặc các sự kiện ngoài trời. Vải có khả năng chống chịu với tác động của thời tiết khá tốt, dù nắng hay gió mạnh, sử dụng trong thời gian dài cũng không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm.
5.4. Vải bạt 900g
Vải 900g có kết cấu chắc chắn hơn so với các loại vải trên. Loại vải này được cấu tạo với các sợi đúc dạng 900T mang đến độ chắc chắn, khả năng chống chịu tốt, phù hợp để sử dụng trong những sự kiện lớn. Ngoài ra, màu sắc của vải cũng tươi sáng, bền màu giúp người dùng sử dụng trong thời gian dài mà không lo hư hỏng.
5.5. Vải 1800g
Đây là vải bạt chất lượng cao cấp, thường được sử dụng để may áo mưa hoặc các loại bao có độ bền cao. Loại vải này khá dày dặn, có khả năng chống nước tuyệt đối và khó bị rách. Tuy nhiên, giá thành của chất liệu này thường khá cao, thường không có sẵn nên khách hàng cần phải đặt để sản xuất riêng hoặc nhập hàng từ nước ngoài về.
6. Update bảng giá vải bạt chi tiết nhất
Hiện nay trên thị trường chất liệu bạt thường được bán với nhiều mức giá khác nhau, cụ thể:
- Chất liệu bạt: Loại vải này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là: Vải PE, Polyester, CVC có giá thành khác nhau với tuổi thọ dao động từ 3 – 6 tháng.
- Kích thước khổ bạt: Vải được sản xuất với các kích thước phổ biến như: 2m x 100m, 4m x 50m, 6m x 50m,…
Giá thành của vải bạt dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 tương đương với bạt khổ từ 2m -10m. Tùy vào từng nhu cầu của khách hàng về chất liệu và kích thước nên giá thành sẽ có sự thay đổi tương ứng.
7. Những ứng dụng của vải bạt trong đời sống
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và đa dạng mức giá nên chất liệu này thường được ứng dụng nhiều trong đời sống. Đa phần, vải được dùng với mục đích là che mưa, che nắng, cụ thể:
- Mái che di động: Hiện nay thay vì việc sử dụng mái tôn thì mọi người sẽ chuyển qua vải bạt để làm mái che hiên.
- Làm ô dù: Tại các khu nghỉ dưỡng những chiếc ô dù được đặt ở ngoài bãi biển, bể bơi hay khuôn viên phòng ở thường được làm từ chất liệu bạt.
- Sử dụng tại các sự kiện: Vải bạt thường được sử dụng để căng ra che toàn bộ sân khấu trong các sự kiện lớn nhỏ. Điều này tránh được ánh nắng hoặc những cơn mưa bất chợt khi khán giả đang xem sự kiện.
- Làm túi xách, balo: Loại vải này rất đa năng nên được dùng để may các loại túi, balo chống thấm nước hiệu quả.
- Ví đựng Passport: Passport là một trong những giấy tờ quan trọng của con người.
- Làm áo mưa: Nhờ sở hữu độ mềm, dẻo dai nên chất liệu vải dễ dàng sử dụng trong việc may áo mưa.
- Ống bơm nước: Với những công trình xây dựng, thủy lợi, công nghiệp lớn.
8. Vải bạt được dùng nhiều nhất ở các hoàn cảnh và không gian nào?
Vải bạt thường phù hợp cho những nơi cần che chắn với diện tích lớn như sân thượng, nhà hàng, bể bơi ngoài trời hoặc sân khấu, sân trường,… Nhờ sở hữu độ mềm, nhẹ, dễ dàng gấp gọn và độ bền cao nên mọi người hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng. Loại vải này có thể chống chịu được mọi tác động ngoại cảnh như nắng, mưa, gió bão,… trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vải bạt mà Gạo House muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn tìm chọn được một loại vải bạt chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy theo dõi Gạo House để cập nhật thêm xu hướng thời trang cũng như các loại vải khác qua bài viết tiếp theo nhé!