Vải dệt kim là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại vải dệt kim 

Vải dệt kim là chất vải phổ biến trong ngành may mặc hiện nay. Loại vải này sở hữu khả năng giữ nhiệt cực tốt nên thường được lựa chọn may trang phục mùa đông ấm áp. Vậy vải dệt kim là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại và ứng dụng ra sao? Tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc trên sẽ được Gạo House bật mí qua bài viết sau.

Vải dệt kim là gì
Vải dệt kim là chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc

1. Vải dệt kim là gì ?

Vải dệt kim là loại vải được tạo thành từ sự liên kết hệ thống giữa các vòng sợi với nhau. Liên kết này được hình thành nhờ quy luật tạo vòng, theo đó hệ thống kim dệt sẽ giữ các sợi trước trong lúc những vòng sợi mới được hình thành. Sau đó, những vòng sợi cũ sẽ luồn qua các vòng sợi mới để tạo thành vải. 

Có thể thấy rằng, quá trình sản xuất của vải dệt kim đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận cao hơn so với các loại vải thông thường khác. Từ đó, đặc tính của vải tạo thành hình dệt thoi, linh hoạt và có thể dễ dàng tạo thành các mảnh nhỏ hơn để làm tất, mũ và áo đồng phục. Ngoài ra, vải còn có khả năng co giãn rất tốt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Chất vải dệt kim cao cấp
Chất liệu dệt kim vô cùng dày dặn, thoáng khí

2. Nguồn gốc của chất vải dệt kim

Các đồ dệt kim đã xuất hiện từ rất lâu đời, vào khoảng thế kỷ 11 về trước. Lúc này, người ta đã tìm thấy những hiện vật mang dấu hiệu của vải dệt kim tại Ai Cập. Một số hiện vật được nhận định là chất liệu dệt kim như tất đan của người Ai Cập hay Romano và những loại trang phục khác như khăn, áo gia đình mùa đông, khố, mũ,… 

Nhiều dấu hiệu ghi chép còn cho biết chất liệu này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Nhiều nhà khoa học khác đã cho rằng sản phẩm dệt kim có nguồn gốc xuất phát từ những quốc gia Trung Đông. Sau đó, lan dần đến các nước khác qua Địa Trung Hải và đến các nước phương Tây như Châu Âu, Châu Mỹ,…

Vải dệt kim là gì
Chất liệu dệt kim vô cùng dày dặn và thoáng khí

3. Quy trình sản xuất vải dệt kim đúng chuẩn nhất

Quá trình sản xuất chất liệu dệt kim đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉn chu. Đầu tiên, hệ thống kim dệt sẽ giữ vòng sợi trước, sau đó các vòng sợi mới được hình thành ở phía trước các vòng sợi cũ. Những vòng sợi cũ sẽ được lòng lại với các sợi mới tạo ra đường ziczac, dần tạo thành những tấm vải dệt kim. 

Loại vải này được dệt từ máy dệt kim với hai phương pháp chính là đan dọc và đan ngang. Mỗi phương pháp sẽ tạo ra những loại vải khác nhau. 

Vải dệt kim là gì
Phương pháp đan dọc tạo nên những sản phẩm đẹp, kết cấu bền bỉ
  • Dệt kim đơn: Bao gồm hai loại vải chính là vải Jersey và vải Lacoste
  • Dệt kim đôi: Bao gồm các loại vải như vải Rib, Kim tuyến, Interlock, Milano Ribs, Cable, Intarsia, Terry, Jacquard, Jerseys, Terry, Velour, Silver, vải lông cừu, vải bông Pháp. 

Với phương pháp đan dọc, vải dệt kim tạo thành hai loại chính là vải Raschel và vải Hoa Mai. 

4. Đặc điểm cấu tạo của chất liệu vải dệt kim

Vì sở hữu cấu trúc vòng sợi được thêu theo nhiều hướng khác nhau nên chất liệu vải này sở hữu nhiều đặc trưng riêng nổi bật. Ở mỗi vòng dệt, các sợi sẽ sắp xếp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm nghiêng khác nhau. Sự thay đổi này giúp bề mặt vải xuất hiện đường zigzag cân xứng đặc biệt. Tùy theo chiều dệt của máy mà trục đối xứng có thể xuyên qua trái hoặc phải tùy ý. 

Vải dệt kim là gì
Dệt kim là chất liệu dày dặn và ấm áp

Với kết cấu độc đáo như vậy nên vải mang nhiều đặc điểm nổi bật phải kể đến như:

  • Bề mặt vải xốp, thoáng và mềm mại
  • Khả năng co giãn và đàn hồi rất tốt
  • Vải chịu được những lực tác động lớn mà không lo bị biến dạng, có độ bền nhất định. 

5. Các loại vải dệt kim được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Do phương pháp dệt kim có sự khác nhau sẽ tạo ra nhiều loại vải. Dưới đây là một số loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

5.1. Chất vải Rib Stitch

Vải Rib Stitch có đặc điểm khác biệt khi sở hữu các Wales xuất hiện ở cả mặt trước và mặt sau. Nhờ đó vải có độ co giãn rất tốt, thường được sử dụng để làm điểm nhấn tạo gân ở cổ tay hoặc đường viền cổ áo. Đặc biệt, vải có thể sử dụng được cả hai mặt nên rất thuận tiện khi người mặc muốn thay đổi vẻ bề ngoài của trang phục. 

Vải Rib Stitch
Vải Rib Stitch

5.2. Vải dệt kim hoa mai

Các hàng dệt kim hoa mai được làm từ các sợi Filament. Do vậy chúng thường có đường kính đồng đều, sở hữu chất lượng cao. Loại vải này thường được chế tạo bởi máy dệt kim ba trục tạo thành các đường vân dọc rõ ràng ở mặt trước và đường vân chéo dễ nhận biết ở mặt sau. Do sở hữu vẻ đẹp độc đáo nên loại vải này thường được dùng để may trang phục, váy đầm cao cấp, đồng phục học sinh.

Chất liệu vải dệt kim
Chất liệu vải Hoa Mai

5.3. Vải dệt kim mảnh

Loại vải này được tạo thành từ các sợi cọc dài và dày đặc giúp vải có độ co giãn cực tốt. Nhờ đó mà vải thường được sử dụng để may đầm, váy ôm body. Bên cạnh đó, bề mặt vải thường được in thêm hình động vật, hoa văn độc lạ nên thường được sử dụng làm vải giả lông thú. 

5.4. Vải dệt kim phẳng hoặc Jersey

Chất liệu dệt kim Phẳng
Cận cảnh vải dệt theo phương pháp phẳng hoặc Jersey

Đây là loại vải có các đường thẳng đứng được dệt chỉn chu, bằng phẳng ở cả mặt trước và mặt sau. Trước đây vải Jersey có hai bề mặt khác nhau nhưng nhờ sự cải tiến hiện đại nên hai mặt vải đã phẳng, tăng khả năng ứng dụng cao hơn. Vải dệt kim phẳng có thể được dệt bằng tay hoặc bằng máy. 

5.5. Dệt kim dọc

Chất liệu này được sản xuất chủ yếu bằng máy dệt, được hình thành từ các chùm sợi dọc. Nhờ quá trình dệt này mà bề mặt vải có các vòng đan dọc hơi nghiêng, còn mặt sau lại tạo thành các vòng đan ngang độc đáo. Các sợi vải liên kết với nhau giúp vải mềm mại, có khả năng đàn hồi cao hơn. 

Chất liệu vải dệt kim dọc
Vải dệt kim dọc liên kết chặt chẽ và vô cùng bền bỉ

5.6. Dệt kim kim tuyến

Loại vải dệt kim kim tuyến này có hai bề mặt hoàn toàn giống nhau, nhưng không có độ bằng phẳng như vải Jersey. Nhờ sở hữu cách dệt độc đáo nên loại vải này có thể tạo ra các kiểu dáng và hoa văn hấp dẫn khác nhau. Tuy nhiên, quá trình tạo ra vải thường cần rất nhiều thời gian nên giá thành thường đắt hơn các chất liệu dệt kim khác. 

5.7. Dệt kim đôi

Chất liệu vải dệt kim đôi
Dệt kim đôi là phương pháp được đánh giá cao về độ bền

Cách dệt của vải thường gọn gàng và mịn hơn các chất liệu khác. Các sợi vải có bề mặt tương tự như các mũi khóa lồng vào nhau nên khi kéo căng sẽ không bị rạn hoặc tạo ra những lỗ hổng quá lớn. Đặc biệt, vải dệt kim đôi cũng không quăn ở mép và không dễ rách nên rất được ưa chuộng trong việc may trang phục. 

6. Ưu điểm nổi bật của vải dệt kim

Nhắc đến vải dệt kim chắc chắn ai cũng biết vì sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật. Dưới đây là một vài ưu điểm có thể kể đến như:

  • Chất vải mềm mịn mang đến sự thoải mái, dễ chịu khi mặc
  • Vải chịu được lực căng và nén khá lớn, tốt hơn so với các loại vải cùng mức giá. 
  • Khả năng giữ nhiệt tốt, duy trì quá trình trao đổi nhiệt giữa da và môi trường luôn ổn định
  • Vải có bề mặt mịn, ít bị nhăn hay nhàu nên rất dễ bảo quản và giặt giũ
  • Vải phù hợp với mọi tạng người, giúp che khuyết điểm hiệu quả từ dáng người cò hương đến thân hình mũm mĩm
  • Vải mềm, dễ chịu nên không gây bí bách, khó chịu cho người sử dụng. 
Đặc điểm vải dệt kim
Vải có khả năng chống nhăn và đàn hồi rất tốt

7. Nhược điểm của chất vải dệt kim

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì chất liệu dệt kim vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Dễ bị xoăn, méo gây mất thẩm mỹ cho bộ trang phục của bạn
  • Những bộ đồ từ vải dệt kim bị vướng, mắc vào vật nhọn có thể gây sút chỉ và hư hỏng
  • Sau một thời gian sử dụng vải dễ bị chảy, biến dạng và khó có thể phục hồi như ban đầu. 
Chất liệu vải dệt kim là gì
Vải dễ bị chảy và biến dạng

8. Những ứng dụng của vải dệt kim trong đời sống

Chất liệu dệt kim được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hiện nay. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến của loại vải này như sau:

8.1. Trong lĩnh vực thời trang

Ngoài các loại vải như cotton, lụa,… thì vải dệt kim được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang hiện nay. Loại vải này có thể sử dụng để may:

  • May váy đầm, đồng phục doanh nghiệp, áo khoác mỏng, mềm hoặc áo phông có độ mềm nhẹ, thoáng mát mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc.
  • Áo khoác dày và quần may từ chất liệu dệt kim có độ chắc chắn, độ bền bỉ nhất định.
  • Với khả năng co giãn và nhiều ưu điểm khác nên loại vải này thường được sử dụng để may đồ lót hoặc bộ mặc nhà mang đến giây phút thư giãn, thoải mái.
  • Các mẫu Jumpsuit, đồ tắm hoặc váy may từ chất liệu này mang đến sự năng động, trẻ trung cho người mặc. 

Ứng dụng của vải dệt kim

8.2. Trong lĩnh vực trang trí nội thất

Không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang mà vải dệt kim cũng thường được sử dụng để trang trí nội thất. Loại vải này có thể sử dụng để sản xuất các sản phẩm như: nệm, rèm cửa, băng đô,… các phụ kiện khác. Nhờ vào đặc tính riêng biệt mà các sản phẩm từ vải luôn giúp không gian nhà bạn thêm sang trọng và ấn tượng hơn. 

Ứng dụng vải dệt kim trong chăn, ga, gối nội thất
Ứng dụng của vải trong lĩnh vực nội thất

9. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải dệt kim đúng cách

Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình vệ sinh và bảo quản chất liệu dệt kim đúng cách mà bạn nên biết:

  • Nên giặt vải bằng tay, tránh sử dụng bàn chải chà sát quá mạnh gây giãn và làm xù bề mặt vải.
  • Trong quá trình ủi đồ dệt kim bạn nên dùng bàn ủi ở mặt trái và ủi theo chiều dọc vì ủi theo chiều ngang sẽ gây giãn, dão vải và nhanh rách.
  • Trong quá trình giặt bạn không nên dùng nước nóng để giặt, ngâm quá lâu vì sẽ làm vải bị phai màu.
  • Nếu đồ len bằng vải dệt kim bị mùi hôi, ẩm mốc vì bảo quản trong tủ quá lâu bạn hãy hòa nước giặt với sữa tươi không đường rồi giặt như bình thường, mùi mốc sẽ biến mất.
  • Nên phơi đồ dệt kim ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời. 
Chất liệu vải dệt kim cao cấp
Bảo quản vải ở những nơi thích hợp

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Gạo House về vải dệt kim – một trong những chất liệu có tính ứng dụng cao và khá bền bỉ. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này. Hãy theo dõi Gạo House để cập nhật thêm các loại vải khác và xu hướng thời trang mới nhất hiện nay nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *