Vải CVC là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của chất liệu CVC

Vải CVC là một trong những loại vải phổ biến xuất hiện nhiều trong ngành thời trang hiện nay. Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên được người dùng ưa chuộng dùng để may áo thun, sơ mi tạo cảm giác thoải mái và phong cách lịch lãm cho người mặc. Vậy chất vải CVC được làm cấu tạo như thế nào? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng ra sao? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

Chất liệu vải CVC cao cấp, mềm mịn
CVC là chất liệu được dùng phổ biến trong thời trang và cuộc sống

1. Chất vải CVC là gì?

Chất vải CVC được cấu tạo từ hai thành phần chính là polyester và cotton, với hàm lượng cotton bằng hoặc vượt hơn 50%. Loại vải này có độ dệt chặt chẽ, mềm mại và bền màu cao. Những trang phục bằng chất liệu này có thể giặt máy, chống co rút và bền màu hơn so với các loại vải sợi bông nguyên chất.

Vải sợi CVC bình thường có các sợi polyester bắn ra khắp sợi dệt, loại còn lại sẽ có những sợi bông ở mặt “sai” và mặt khác là sợi polyester. Nhờ có sự kết hợp của sợi bông tinh khiết nên chất liệu CVC mang lại độ an toàn tuyệt đối với làn da, kể cả làn da em bé. 

Vải CVC được cấu thành từ 2 loại sợi chính là poly và cotton
CVC được dệt từ sợi Poly và cotton

2. Tính chất nổi bật nhất của vải CVC

Loại vải này sở hữu nhiều tính chất riêng biệt, nổi bật đáp ứng tốt các yêu cầu may trang phục của mọi người. Một số tính chất riêng của vải CVC như:

  • Nhờ thành phần có cotton trong vải nên mang lại cảm giác thoáng mát, mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt cho người mặc.
  • Nhờ đặc tính của sợi polyester nên chất vải này có độ bền cao, giữ form dáng tốt.
  • Dễ dệt, thêu hình in lên vải.
  • Màu vải đẹp, tươi, bền màu.
  • Giá thành hợp lý hơn vải cotton 100%. 
Vải mang bề mặt bóng mịn, thời trang
Vải có tính chất vô cùng bóng mịn và thời trang

3. Phân loại chất vải CVC chi tiết

Dựa vào tỉ lệ phần trăm trong chất liệu vải nên loại vải này được chia thành hai loại chính phổ biến trên thị trường hiện nay như:

  • Vải CVC 60/40: Loại vải này được dệt từ sợi bông cotton chiếm 60% và 40% sợi polyester. Phương pháp áp dụng tạo ra vải là dệt theo kiểu vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2. Mật độ dệt của sợi vải có sự khác nhau khoảng 26-110 sợi cho chiều ngang và 40-150 sợi cho chiều dọc.
  • Vải CVC 65/35: Loại vải này có tỉ lệ 65% sợi bông cotton tự nhiên và 35% sợi polyester nên có chất lượng gần giống vải cotton 100%. Chính vì vậy, chất liệu này là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho vải cotton 100%. 
Vải CVC được chia làm hai loại tùy vào tỉ lệ thành phần
Tùy vào tỷ lệ thành phần mà CVC được chia thành hai loại chính

4. Ưu, nhược điểm của vải CVC

Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết ưu, nhược điểm của loại vải này dưới đây nhé.  

4.1. Ưu điểm nổi trội của vải CVC

Với thành phần cấu tạo từ sợi polyester và cotton nên loại vải này sở hữu những ưu điểm như:

  • Sợi vải mềm, mát mẻ, thoáng mát và có độ bền tốt: Vì thành phần chứa có nhiều cotton nên loại vải này có tính mềm mại, thấm hút tốt mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Bên cạnh đó, sự pha trộn với polyester giúp vải có ưu điểm về độ bền, giữ form tốt hơn. 
  • Dễ dệt, in hình: Vải dễ dệt với các hoa văn, họa tiết kẻ caro, kẻ sọc cùng nhiều màu sắc phong phú. Đặc biệt, vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính nên có độ bền cao, khó phai, khó bạc màu. 
Vải CVC vô cùng mềm mịn và thoáng mát
CVC sở hữu nhiều tính chất mềm mịn và thoáng mát
  • An toàn, thân thiện với môi trường: Loại vải này có thành phần từ sợi bông tự nhiên nên mang lại cảm giác thân thiện, không gây kích ứng cho da.
  • Giá thành rẻ: Vải có sự pha trộn giữa nhiều nguyên liệu nên có giá thành rẻ hơn so với thị trường nên được được ứng dụng trong lĩnh vực may đồng phục.
  • Kháng khuẩn, kháng virus, bụi bẩn và nấm mốc: Các sợi polyester có khả năng chống lại sự xâm nhập giữa các loại vi khuẩn gây hại. 

4.2. Nhược điểm của chất liệu CVC

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì chất liệu CVC còn tồn tại một vài nhược điểm như:

  • Bề mặt vải bị xù lông nhẹ: Sau một thời gian sử dụng những sợi bông cotton trong thành phần của vải sẽ bị xù lông, bám trên bề mặt trang phục gây mất thẩm mỹ.
Vải CVC dễ bị xù lông và được dệt từ nhiều loại sợi
Vải CVC dễ bị xù lông và được dệt từ nhiều loại sợi
  • Xuất hiện tình trạng chảy xệ: Do vải CVC có độ co giãn tốt, đa chiều nên khi sử dụng một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng chảy xệ, gây mất thẩm mỹ.
  • Bề mặt vải xuất hiện những lỗ nhỏ: Vải sẽ bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt do được dệt với mật độ thấp.
  • Phơi lâu khô trong thời tiết ẩm thấp: Chất liệu vải dày và nặng hơn so với các loại vải thông thường khác nên gây khó khăn trong việc giặt giũ và phơi lâu khô hơn. 

5. Vải CVC có giá bán bao nhiêu?

Chất liệu CVC có nhiều màu sắc, cách in khác nhau nên có sự chênh lệch về giá. Hiện tại, vải CVC có giá trung bình khoảng 88.000 – 130.000 Vnđ/ 1kg cho trọng lượng 2m7 – 3m, khổ vải 1m68 – 1m8. 

Giá bán vải CVC khá rẻ và hợp lý
Giá bán vải CVC khá rẻ và hợp lý

Bên cạnh đó, giá vải cũng có sự chênh lệch giữa các màu sắc. Cụ thể, chất vải CVC đậm màu sẽ có giá cao hơn khoảng 16.000 – 36.000 Vnđ/ 1kg so với loại vải có màu nhạt. Ngoài ra, giá vải cũng phụ thuộc vào đặc tính co giãn, chất lượng và số lượng mua. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình một cơ sở may uy tín để đảm bảo nguồn cung ứng vải được chất lượng với mức giá hợp lý. 

6. Hướng dẫn phân biệt chất liệu CVC

Vải CVC sở hữu rất nhiều đặc điểm và tính chất khác biệt so với các loại vải khác nên việc phân biệt loại vải này không hề khó. Bạn có thể nhận biết theo một vài cách nhỏ dưới đây như:

  • Nhận biết vải bằng lửa: Hãy đốt mẫu chất liệu CVC bằng lửa. Nếu vải cháy nhanh, kèm theo mùi nhựa và sau khi cháy tro vón thành cục nhỏ thì là chất vải CVC.
Chất vải CVC mềm mịn và cao cấp
Đốt cháy để phân biệt CV và cotton
  • Nhận biết vải bằng nước: Nhúng mẫu vải vào nước, nếu thấm nhanh chóng là chất liệu CVC.
  • Nhận biết bằng tính chất của vải: Vò kỹ một mẫu vải, nếu thấy vải ít nhăn, nhàu thì là chất liệu CVC. 

7. Ứng dụng của vải CVC trong lĩnh vực may mặc

Nhờ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt nên loại vải này thường được ứng dụng trong việc sản xuất vật dụng gia đình, đồng phục, cụ thể:

  • Áo thun đồng phục: Chất vải CVC thường được các công ty/ doanh nghiệp hay gia đình lựa chọn để làm áo thun đồng phục. Nhờ vào độ mềm mịn, co giãn tốt và thoáng mát nên chất liệu này luôn mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. 
  • Quần áo mặc nhà: Loại vải này được ứng dụng cao trong các bộ đồ mặc ở nhà. Các loại bộ trang phục từ chất liệu CVC phù hợp cho các mùa xuân, hạ, thu đông.
  • May áo sơ mi: Áo sơ mi kiểu, điệu đà cho phái nữ cũng thường xuyên sử dụng chất liệu CVC. Item có đặc tính mát mẻ, ít nhăn, sáng màu và có độ bền cao hơn so với loại vải khác. 
Vải CVC được ứng dụng trong mọi lĩnh vực
CVC được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
  • May trang phục thể thao: Vải CVC 4 chiều thường rất phù hợp để may áo học sinh. Những bộ đồ được may bằng loại vải này có độ co giãn đa chiều, thấm hút mồ hôi tốt không gây bí bách cho người dùng.
  • Đầm váy: Những mẫu đầm, váy được may bằng chất liệu CVC thường có kiểu dáng đơn giản, phong cách trẻ trung, năng động phù hợp với các bạn trẻ đi học, dạo phố hoặc đi du lịch.

8. So sánh đặc điểm vải CVC và vải TC

Vải Polyester cotton có thành phần polyester chiếm trên 65% và cotton dưới 35% còn được gọi là vải TC. Loại vải này thường bị nhầm lẫn với vải CVC (cấu tạo 60% cotton và dưới 40% polyester). Để phân biệt 2 loại vải này bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Vải CVC Vải TC
Thành phần Tỷ lệ thành phần cotton chiếm nhiều hơn 60%, còn lại là thành phần polyester chiếm ít hơn 40% Tỉ lệ thành phần cotton khoảng 35% và 65% polyester
Khả năng thấm hút Có tính thấm hút mồ hôi tốt Thấm hút mồ hôi chậm hơn
Khi đốt Vải cháy nhanh, tàn tro và vón thành cục nhỏ Vải cháy chậm hơn, tàn tro và vón thành cục lớn
Tính chất sợi vải Sợi vải mềm, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái Sợi vải thô, cứng, khi mặc có cảm giác hơi nóng
Giá thành Giá thành cao  Giá thành rẻ hơn so với CVC
Độ xù lông Vỉ dễ bị xù lông tạo thành lớp tơ bóng mịn Vải không bị xù lông, láng bóng
Độ nhăn Ít nhăn, khi giặt máy có thể hơi nhăn  Không bị nhăn, bề mặt vải nhẵn bóng khi giặt bằng máy
Ứng dụng Sử dụng để may đồ dùng có giá trị cao, hàng cao cấp Dễ sử dụng để may giá trị trung bình 
Vệ sinh và bảo quản Khó giặt, lâu khô Dễ giặt nhanh khô
Độ bền Vải dễ bị mục, kém bền hơn với ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao Vải bền, khí bị mục. Bền hơn so với môi trường axit và chất tẩy rửa

9. Các bảo quản, vệ sinh vải CVC bền lâu

Để giữ vải CVC được bền lâu hơn bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Làm sạch ngay sau khi mặc để tránh mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.
  • Phơi mặt trái của trang phục bằng chất liệu CVC để hạn chế bay màu.
  • Phơi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Sử dụng thêm nước xả vải để trang phục bằng chất liệu CVC mềm mịn, thơm tho.
  • Không chà mạnh vải khi giặt sẽ làm vải mau bị xù lông.
Bảo quản đúng cách sẽ giúp vải CVC duy trì độ bền
Bảo quản đúng cách sẽ giúp duy trì độ bền và sức hút cho vải

Mong rằng với những chia sẻ hữu ích về vải CVC của Gạo House trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức thời trang bổ ích từ chất liệu này. Nếu bạn đang muốn may những bộ đồng phục, áo sơ mi từ chất vải CVC thì hãy liên hệ với Gạo House nhé. Với xưởng may quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ in tiên tiến sẽ mang đến cho bạn những mẫu đồng phục đẹp nhất. Hiện tại, Gạo House đang có những ưu đãi hấp dẫn như: miễn phí vận chuyển, thiết kế hình in theo yêu cầu, chiết khấu % cao,… Hãy liên hệ với Gạo House để nhận những phần quà này nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *