Mỗi khi mùa đông đến, vải dạ lại lên ngôi cùng nhiều thiết kế mới mang lại vẻ đẹp trẻ trung, ấm áp cho người mặc. Loại vải này có đặc điểm gì mà được sử dụng rộng rãi đến vậy? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, phân loại, ứng dụng và cách nhận biết của các loại vải dạ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vải dạ là gì?
Vải dạ có tên tiếng anh là Felt Coth, là loại vải có thành phần nguồn gốc 100% từ sợi thiên nhiên, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính từ các sợi như: đay, bông, cói. Sau đó, các nguyên liệu được xử lý cô đặc, kết hợp với nhau tạo nên tấm vải dạ dày dặn.
Với kỹ thuật ép dạ bền chặt, cùng chất liệu sợi bông tự nhiên nên vải có khả năng giữ ấm cơ thể thực kỳ tốt. Do đó, chất liệu này thường được sử dụng để may áo đồng phục, áo khoác, váy hay quần sử dụng vào những mùa đông giá lạnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào chất liệu sợi, kỹ thuật ép mà vải dạ được chia thành nhiều loại vải khác nhau như: dạ mềm, dạ phẳng hoặc dạ cứng,…
2. Nguồn gốc của vải dạ
Loại vải này xuất hiện lần đầu tiên tại xứ Wales vào thế kỷ XVI và được dệt từ những sợi lông cừu nguyên chất. Ban đầu, chất liệu được dùng để may váy lót, áo khoác trẻ em và chăn dùng giữ ấm cơ thể vào mùa đông rất tốt.
Với thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá của châu Âu nên loại vải này được rất thịnh hành vì đáp ứng được mọi tiêu chỉ. Loại vải này không chỉ giữ nhiệt tốt mà còn được tô điểm, thiết kế với nhiều kiểu dáng, quần áo thời trang khác nhau.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, các xưởng sản xuất vải ngày càng được mở rộng ở khắp nước Anh, Pháp. Dần dần, cứ thế loại vải này ngày càng phát triển và được sử dụng phổ biến như hiện nay, trong đó có cả Việt Nam.
3. Các loại vải dạ được yêu thích nhất hiện nay
Dựa vào tỷ lệ và các dệt mà loại vải này được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
3.1. Chất liệu dạ text
Dạ text là loại vải có độ dày vừa phải, mặt vải đanh, không dão, không giãn phù hợp may các mẫu chân váy, áo gile, áo vest nữ, áo măng tô nữ,… Do có nguồn gốc từ các sợi bông tự nhiên nên loại vải này không gây kích ứng da, dễ dàng dệt tạo nhiều màu sắc mới lạ. Tuy nhiên, trong quá trình giặt chất liệu dạ text bạn không nên dùng hóa chất, thuốc tẩy mạnh và chỉ nên giặt tay.
3.2. Vải dạ len
Đây là loại vải được dệt từ các sợi len tổng hợp. Trên bề mặt của lớp vải này được bao phủ một lớp lông mềm mại. Do đó, dạ len thường được dùng để may những áo đồng phục công ty, chiếc áo khoác, áo jacket,… có thể giữ ấm tốt cho cơ thể và hạn chế thấm nước. Chất liệu này được yêu thích sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
3.3. Vải dạ lông cừu
Dạ lông cừu là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong những ngày đông giá rét, khắc nghiệt. Loại vải này được làm từ lông cừu nguyên chất, trải qua quá trình giám sát, tuyển chọn mang đến tấm vải chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Các sản phẩm làm từ dạ lông cừu không bị phai màu, bền chắc chắn và không gây kích ứng. Do đó, chất liệu này thường được dùng để may cả những chiếc áo khoác mùa đông cho trẻ em.
3.4. Chất liệu dạ tweed
Chất liệu dạ tweed là loại vải được sáng chế từ rất lâu đời, với thành phần chủ yếu từ các sợi len, kết hợp với các loại sợi khác nhau. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng vải dạ tweed để thiết kế những mẫu quần, áo thời trang sang trọng, cổ điển. Loại vải này ngày càng “lên ngôi” mang đến cho người dùng những trải nghiệm độc đáo, cao cấp và hiện đại.
4. Ưu điểm vượt trội của vải dạ
Loại vải này được cấu tạo từ những loại sợi tự nhiên nên sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật.
4.1. Chất lượng vượt trội
Vải có trọng lượng nhẹ, khả năng nhuộm cực tốt nên sở hữu đa dạng màu cho người dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, chất liệu vải dày, được ép chặt nên có độ bền cao, ít thấm nước và không xù trong thời gian sử dụng. Ngoài ra, vải có tính đàn hồi nên dù có bị co giãn, kéo, gấp thì cũng sẽ trở lại như cũ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
4.2. Giữ nhiệt, giữ ấm tốt
Vải dạ được tạo thành từ kỹ thuật ép các loại sợi cực bền, chắc chắn và không có khe hở. Các loại sợi này chủ yếu được tạo thành từ sợi lông tự nhiên, kết hợp với các loại sợi khác tạo nên khả năng giữ ấm, giữ nhiệt hiệu quả. Chính vì vậy mà dạ thường được sử dụng rất phổ biến trong mùa đông.
4.3. Đa ứng dụng và lĩnh vực
So với những loại vải khác thì vải dạ ít bám bụi và dễ dàng vệ sinh hơn. Ngoài ra, trong quá trình may đo loại vải này sẽ không bị tước sợi nên việc cắt, khâu vá sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó, chất liệu này thường được ứng dụng sản xuất trong lĩnh vực thời trang, may đồng phục học sinh mặc dành cho mùa đông với giá thành khá rẻ.
5. Nhược điểm của vải dạ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì loại vải này còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Do là chất liệu dày nên các thiết kế sẽ bị hạn chế, ít sự lựa chọn cho khách hàng.
- Vải dễ bị côn trùng, chuột bọ cắn do nguồn gốc tạo thành từ thiên nhiên.
- Khi giặt hoặc làm ướt vải sẽ có trọng lượng rất nặng do vải có khả năng ngậm nước cao.
- Bề mặt vải thường thô ráp, khi tiếp xúc với da thường mang lại cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.
- Ở nhiệt độ cao, vải dễ bị co lại và không dẻo dai như các loại vải khác.
6. Cách nhận biết vải dạ cực đơn giản
Có 3 tiêu chí cơ bản để nhận biết vải dạ từ khoảng cách giữa các sợi và sự đồng nhất trên bề mặt vải. Do vậy, để kiểm định về chất lượng loại vải này bạn cần căn cứ theo:
- Bề mặt vải: Bạn phải đảm bảo bề mặt trơn, mịn và không bị sờn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, khi dùng tay cảm nhận đồng bộ của bề mặt vải sẽ có độ lồi, lõm, không đồng nhất thì đây là chất liệu dạ không tốt.
- Tính đàn hồi: Bạn dùng tay kéo nhẹ, nếu bề mặt vải có độ đàn hồi cao thì đây là tấm dạ tốt.
- Đặc tính sợi vải: Những chất liệu dạ đạt tiêu chuẩn sẽ được dệt từ sợi tự nhiên hoặc lông động vật nên mang lại cảm giác mềm, mịn. Nếu bạn kiểm tra thấy bề mặt sợi vải bị chẻ hoặc gãy thì không phải vải dạ chất lượng.
Bên cạnh những tiêu chí trên thì khi chọn mua chất liệu dạ bạn cần kiểm tra thông tin nhãn mác trước khi mua để có loại vải chất lượng, với giá thành tốt nhất.
7. Ứng dụng của vải dạ trong lĩnh vực may mặc
Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm nên có ứng dụng như sau:
7.1. Ứng dụng trong ngành may mặc
Vải dạ được nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel tô điểm vào phong cách trang phục của mình. Mặc dù không phải là thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng chất liệu dạ nhưng góp phần phổ biến hơn trong ngành công nghiệp thời trang.
Loại vải này dùng để may những chiếc áo, váy, áo khoác, túi, mũ nón cho đến những đôi gang tay, tất,… làm nổi bật vẻ đẹp ngoài sang trọng cho người mặc và giữ ấm cơ thể cực tốt. Bên cạnh đó, vải có nhiều màu sắc, dễ dàng điểm nhấn với nhiều họa tiết nổi bật, nên được các nhà thiết kế ưa chuộng, mang đến nhiều xu hướng thời trang bắt mắt, được nhiều người đón nhận.
7.2. Ứng dụng trong đời sống
Ngoài ứng dụng trong thời trang, loại vải này còn là trợ thủ đắc lực biến những sản phẩm thường ngày trở nên mới mẻ hơn. Chất liệu này được sử dụng làm đồ handmade, đồ thủ công được nhiều người sử dụng để tặng quà lưu niệm, sinh nhật,… Bên cạnh đó, loại vải này còn được dùng để may khăn trải bàn, tạo nhiều màu sắc nổi bật, mới mẻ hơn.
8. Cách sử dụng và bảo quản vải dạ
Cách sử dụng chất liệu dạ như sau:
- Trong quá trình sử dụng, khi treo các sản phẩm dạ bạn nên treo ở những nơi cao để tránh chuột bọ cắn phá.
- Khi mặc trong thời tiết mưa, ướt bạn cần giữ sạch nước bám trên bộ đồ. Hong hoặc sấy khô để tránh gây ẩm mốc.
Cách bảo quản vải dạ như sau:
- Khi giặt sấy trang phục dạ bạn nên sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để tránh bị hư hỏng.
- Không sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa mạnh để tránh bị phai, bạc màu.
- Khi phơi trang phục bằng chất liệu dạ bạn nên sử dụng móc phơi gỗ cứng, chịu được trọng lực của sản phẩm.
- Nên phơi ở những nơi thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh vải bị co giãn.
Vải dạ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên mang đến nhiều tính ứng dụng trong thời trang, may mặc và cuộc sống. Loại vải này là một trong những chất liệu được ưa chuộng trong những bộ trang phục ngày đông giá rét. Mong rằng với những chia sẻ của Gạo House trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này. Hãy theo dõi Gạo House để biết thêm nhiều kiến thức về nhiều loại vải và sản phẩm tương ứng với các loại vải nhé!