Ở Việt Nam, vải gấm là thành phẩm tuyệt vời được giao thoa giữa 2 yếu tố là truyền thống và hiện đại. Chất liệu này tuy có vẻ đẹp cổ điển nhưng lại ẩn chứa rất nhiều sức hút tinh tế và mang đậm văn hóa Việt nên được rất nhiều người dùng yêu thích. Vậy, vải gấm là gì? Và chất liệu này có những ưu điểm nào nổi bật? Gạo House sẽ bật mí chi tiết về loại vải này trong bài viết sau đây.
1. Vải gấm là gì?
Vải gấm là chất liệu được dệt chủ yếu từ sợi tơ tằm và là một trong những chất liệu thượng hạng. Vải được hình thành thông qua kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp và tinh xảo. Trên bề mặt vải chất liệu gấm sở hữu những hoa văn được dệt cầu kỳ, sắc sảo nên được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.
Trong thời phong kiến, chỉ có vua chúa, quan lại và địa chỉ mới được sử dụng loại vải này. Do đó, chất liệu gấm đại diện cho sự quyền lực, giàu sang, phú quý và sự trù phú. Ngày nay, khi công nghệ dệt đã ngày càng phát triển thì gấm dần trở nên phổ biến hơn và bất cứ ai cũng đủ khả năng sở hữu một tà áo được may từ chất liệu gấm.
2. Nguồn gốc hình thành chất vải gấm
Gấm có mặt từ rất lâu đời và theo nghiên cứu thì xuất hiện từ 5000 năm trước ở Trung Quốc và dần có mặt ở: Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc… Đây là một loại vải luôn gắn liền với các cụm từ như: xa xỉ, đắt đỏ, sang trọng và chỉ có vua chúa, người giàu mới đủ khả năng sử dụng. Ngày xưa, vua quan và cả những gia đình giàu có thường xem gấm như một loại sính lễ và quà tặng đắt tiền.
Theo một số tài liệu, vải gấm có mặt tại nước ta từ đời Vua Hùng thứ 6, nước Văn Lang và chính công chúa Thiều Hoa là người đã phát hiện ra phương pháp dệt này. Ngày nay, khi công nghệ đã phát triển & đời sống thay đổi, gấm đã được biến tấu nhiều hơn để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Phân loại vải gấm chi tiết nhất
Có những chất liệu gấm nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu nhé:
3.1. Gấm trơn
Gấm trơn là chất liệu truyền thống và chiếm phần lớn trong số nguồn cung của vải gấm trên toàn thế giới. Chất liệu này sở hữu vẻ đẹp bóng mịn, thành phần đơn giản nhưng không kém phần cuốn hút. Vải đặc biệt bền, dễ dệt, dễ đan, dễ kéo nên rất dễ gia công và xử lý. Đây là lý do, chất gấm trơn luôn nhận được sự yêu thích từ đông đảo người tiêu dùng.
3.2. Chất gấm trắng
Khi nhắc đến loại vải gấm được sử dụng nhiều nhất thì không thể không kể đến gấm trắng – chất liệu may áo dài đồng phục học sinh được yêu thích nhất hiện nay. Gấm trắng đơn giản, nhưng tinh tế, trên bề mặt được điểm xuyết thêm rất nhiều hoa văn đẹp mắt. Nhờ vậy mà áo dài may từ gấm trắng luôn là tượng đài vững chắc của người phụ nữ Việt Nam.
3.3. Gấm hoa nổi
Vải gấm hoa nổi là chất liệu sở hữu rất nhiều màu sắc và hoa văn tinh xảo trên bề mặt. Loại vải này được dệt thông qua kỹ thuật rất tinh xảo và khó thực hiện. Chất liệu này được đánh giá cao về vẻ đẹp thẩm mỹ, sang trọng, độ bền cao và cao cấp. Gấm hoa nổi được sử dụng rất nhiều để may áo dài, áo lụa… để tôn lên vóc dáng cho cơ thể người mặc.
3.4. Gấm cứng
Gấm cứng là loại vải sở hữu vẻ đẹp sắc nét, đường nét thiết kế và hoa văn rõ ràng. Gấm cứng có khả năng giữ màu và lên form tốt hơn những chất liệu gấm thông thường. Vậy nên, gấm cứng rất dễ sử dụng và vệ sinh. Nhờ sự cứng cáp vốn có nên gấm cứng được nhiều người lựa chọn để may áo đồng phục và ứng dụng trong lĩnh vực chăn, ga, gối, đệm.
3.5. Gấm lụa
Gấm lụa là chất liệu nguyên bản thượng hạng, bề mặt có nhiều màu sắc và hoa văn vô cùng tinh xảo. Vải được dệt hoàn toàn bằng sợi tơ tằm thông qua kỹ thuật vô cùng tỉ mỉ và phức tạp. Loại vải này vô cùng mịn màng, mát mẻ nên thường được các bậc quan lại và vua chúa ngày xưa yêu thích sử dụng.
4. Quy trình dệt và sản xuất vải gấm chi tiết nhất
Quy trình dệt chất liệu gấm khá phức tạp và chủ yếu trải qua những bước quan trọng dưới đây:
- Dệt bằng khung cửi: Cần 2 người điều khiển khung cửi (lần lượt trên – dưới) phối hợp ăn ý cùng nhau. Một người kéo hoa, chờ con thoi kêu 2 tiếng thì người ở dưới sẽ dệt vải.
Quá trình dệt sẽ diễn ra lặp đi lặp lại thao tác trên và người thợ đòi hỏi phải rất khéo léo và tỉ mỉ mới có thể luồn được các sợi chỉ công phu vào bề mặt vải. Và phương pháp dệt vải gấm phổ biến nhất hiện nay chính là Jacquard.
5. Ưu điểm vượt trội của chất vải gấm
Chất vải gấm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội sau đây:
- Sợi vải có độ bền cao, có thể duy trì vẻ đẹp nguyên vẹn sau sau nhiều lần giặt giũ
- Vải thân thiện với môi trường bởi quy trình sản xuất cũng như thành phần chủ yếu được làm bằng thủ công. Vậy nên, quy trình dệt gấm đảm bảo an toàn với môi trường và chất liệu này không gây kích ứng cho làn da.
- Vải sở hữu hoa văn tinh xảo, thiết kế đa dạng, bắt mắt và mang giá trị thẩm mỹ vô cùng cao
- Khả năng giữ nhiệt, giữ ấm cho cơ thể cực tốt và rất thích hợp để làm đồng phục doanh nghiệp mùa đông.
6. Nhược điểm của chất vải gấm
Tuy nhiên, gấm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm không được tốt sau đây:
- Bề mặt vải rất dễ bám bẩn, khó vệ sinh nếu dính phải chất bẩn cứng đầu
- Vải dễ thấm nước nên phơi lâu khô nên rất khó khi vệ sinh các sản phẩm được may từ vải gấm
- Gấm phải được phơi trong điều kiện thời tiết nắng ráo, hanh khô. Nếu bạn phơi ở khu vực ánh nắng kém và thời tiết âm u thì bề mặt vải sẽ rất dễ bắt mùi hôi khó chịu.
7. Đặc điểm nổi bật nhất của vải gấm
Khi nhắc đến chất liệu gấm, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm vô cùng nổi bật sau đây:
7.1. Hoa văn tinh tế
Hoa văn trang trí trên chất liệu gấm mang vẻ đẹp thẩm mỹ rất cao và có thiết kế vô cùng sắc nét. Các đường nét thêu trên vải luôn mang giá trị thẩm mỹ cao và được pha trộn đầy cuốn hút giữa nghệ thuật truyền thống cùng các yếu tố hiện đại. Nhờ đó, gấm luôn gắn liền với sự sang trọng và tinh tế.
7.2. Màu sắc cuốn hút
Vải gấm là sự hòa trộn đầy tinh tế giữa màu sắc bắt mắt cùng hoa văn vô cùng đa dạng, độc đáo. Chúng giúp kích thích thị giác và tạo nên điểm sáng tuyệt vời có thể giúp người mặc toát lên nét đẹp hài hòa, tinh tế. Cũng nhờ vào đặc điểm này mà gấm luôn là chất liệu gắn liền với vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch và quyến rũ.
8. Ứng dụng của vải gấm trong đời sống
Chất liệu vải gấm được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực, cụ thể như sau:
8.1. Lĩnh vực trang trí nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, chất liệu gấm được dùng để may các loại rèm cửa, gối tựa lưng và chăn ga gối. Vải được yêu thích nhờ rất mềm mại, thoáng mát và có thể mang đến những giấc ngủ ngon cho mọi người. Đặc biệt, gấm còn là chất liệu sang trọng và mang tính nghệ thuật cao nên có thể góp phần tạo nên không gian ấm cúng.
8.2. Lĩnh vực thời trang
Trong thời trang, gấm là chất liệu cao cấp và sang trọng nên thường được dùng để may những trang phục mang tính thời thượng. Những bộ trang phục được may từ chất liệu gấm luôn được đánh giá là mỹ lệ và đẹp mắt. Ngoài may áo dài, váy vóc, gấm còn được sử dụng để làm giày cao gót, may túi xách, bóp đầm cùng một vài sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
9. Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh vải gấm
Gấm là chất liệu cao cấp và sang trong, nên khi vệ sinh – bảo quản bạn nên chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Hạn chế giặt máy, nên giặt bằng tay để đảm bảo chất lượng và độ bền của vải
- Sử dụng loại nước có nhiệt độ vừa phải để không gây ảnh hưởng đến cấu trúc vải và không làm mất đi độ bóng của vải.
- Đảm bảo nhiệt độ giặt vải gấm phù hợp nhất là 30 độ C
- Phơi chất liệu gấm vào những ngày nắng ráo, có gió tự nhiên và lộn mặt trong ra ngoài để bảo vệ chất lượng của vải.
Như vậy, Gạo House đã tổng hợp tất cả các thông tin và kiến thức liên quan đến vải gấm ở bài viết trên. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của chất liệu này.