Vải thun gân là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Loại vải này được đánh giá cao về sự mềm mịn, thoáng mát, co giãn cực tốt và phù hợp với mọi độ tuổi. Gạo House sẽ phân tích chi tiết hơn về chất liệu này trong bài viết sau. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Vải thun gân là gì?
Thun gân là một loại vải dệt kim kép, trên bề mặt vải thường có các sườn nổi và rãnh chìm xen kẽ nhau trên suốt cả hai bề mặt. Loại vải này còn được gọi là vải thun Rib hoặc borip. Cả hai bề mặt của vải được dệt giống nhau nên rất dày dặn, độ đàn hồi cao và giữ dáng rất tốt.
2. Nguồn gốc của chất vải thun gân
Ở thế chiến 2, các nhà khoa học bắt đầu có các ý tưởng để cho ra đời những chất liệu vừa mềm, nhẹ và có tính đàn hồi cao. Chỉ sau hơn 10 năm nghiên cứu, sợi vải gân đầu tiên được sáng tạo. Đến năm 1952, quy trình sản xuất vải đã được trao bằng sáng chế Đức.
Năm 1962, công ty sản xuất hóa chất Du Pont tại Mỹ có một quy trình sản xuất lớn để bắt đầu sản xuất và kinh doanh các loại vải thun gân. Nhờ đó mà chất liệu này dần trở nên phổ biến và được mở rộng ra toàn thế giới.
3. Đặc điểm nổi bật nhất của vải thun gân
Thun gân được hình thành từ chất liệu cotton 100% và thường được pha thêm sợi spandex để gia tăng thêm độ đàn hồi cho vải. Ngoài spandex, vải còn được pha thêm một số loại sợi khác như: viscose, polyester, pha…
Chất liệu này thường đàn hồi 2 chiều là chiều ngang và không cần pha thêm bất cứ thành phần nào. Tuy nhiên, vải được dệt rất dày dặn nhưng lại không được mịn cho lắm. Nhờ khả năng co giãn vượt trội nên vải có thể tôn lên vóc dáng thanh mảnh các chị em.
4. Ưu điểm vượt trội của chất liệu thun gân
Hãy cùng Gạo House điểm danh những ưu điểm nổi bật của chất liệu thun gân dưới đây:
- Co giãn tốt: Chất liệu này sở hữu khả năng co giãn tốt, nên vải luôn mang đến sự thoải mái và dễ chịu tuyệt đối cho người mặc. Vậy nên, dù bạn có mập hơn so với số đo của trang phục thì vẫn có thể mặc được.
- Thấm hút và mềm mại: Vải thun gân thấm hút cực tốt và rất mềm mại và an toàn nên có thể dùng để may trang phục cho trẻ sơ sinh.
- Đa màu sắc và hoa văn: Chất liệu này có rất nhiều màu sắc và hoa văn nên có thể sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, chất liệu thun gân còn mang giá trị thẩm mỹ cao nên có thể dễ dàng bắt kịp xu hướng cũng như thị hiếu của nhiều người.
5. Nhược điểm vải thun gân
Thun gân vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
- Vải thường nặng và dày hơn so với các loại vải theo kiểu dệt Single khác
- Vải mềm mịn nhưng so với những chất liệu khác thì vải lại không được mềm mịn bằng.
6. Vải thun gân có tốt hay không?
Thun gân là chất liệu rất tốt nhờ khả năng thấm hút mồ hôi tốt và rất mềm mại. Vì vậy, vải có thể sử dụng để may trang phục cho cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thun gân còn sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như: co giãn tốt, thấm hút mồ hôi cao, đa màu sắc, đa hoa văn và có khả năng co giãn vô cùng tốt.
7. Các loại vải thun gân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện đang có 4 loại thun gân đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm có:
7.1. Thun gân 1×1
Đây là chất liệu cao cấp nhất bởi: khả năng thấm hút vượt trội, độ đàn hồi và co giãn rất cao. Loại vải này được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống như: may quần áo, may áo đồng phục, áo khoác, áo len, quần rét… Những tính chất trên sẽ mang đến sự thoải mái và dễ chịu tuyệt đối cho người mặc.
7.2. Thun gân sọc 1×1
Vải thường được dệt theo kiểu đan sườn rib 1×1. Chất liệu này thường được dệt theo kỹ thuật rất đặc biệt giúp tạo nên các đường sọc màu đều đặn ngay trên bề mặt vải. Chất liệu gân sọc thường được sử dụng để may áo thun đồng phục và váy cho các chị em. Loại vải này cũng được sử dụng để may một số trang phục cho nam giới.
7.3. Chất gân 1×2
Vải thun gân 1×2 là một trong những chất liệu có cấu trúc phổ biến nhất hiện nay. Vải được sử dụng để may các loại áo khoác có tính đàn hồi cao hoặc một số loại băng đô thời trang. Ngoài ra, vải còn được sử dụng và ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như: áo nhóm, chăn, ga, gối, đệm, trang trí nội thất…
7.4. Thun gân 2×2
Chất liệu thun gân 2×2 là loại vải thường được sử dụng để may áo len hoặc các loại áo khoác ngoài. Loại vải này rất vừa vặn, ôm trọn cơ thể, độ đàn hồi cao nên luôn duy trì sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Ngoài ra, vải còn có khả năng giữ ấm cơ thể rất tốt nên thường được sử dụng vào mùa đông.
8. Ứng dụng nổi bật nhất của vải thun gân trong cuộc sống
Thun gân được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Và dưới đây là những ứng dụng tiêu biểu nhất:
- Vải thường được dùng để làm áo khoác để giữ ấm cho cơ thể
- Ứng dụng để may áo học sinh, các loại đầm thời trang
- Trong một số lĩnh vực khác, vải được dùng để trang trí nội thất, khăn quàng cổ và một số phụ kiện cho mùa đông như: mũ, bao tay, tất…
9. Hướng dẫn bảo quản vải gân chi tiết nhất
Để duy trì độ bền và tuổi thọ cho chất liệu thun gân, người dùng cần lưu ý đến những vấn đề sau khi vệ sinh – bảo quản:
- Chỉ nên sử dụng nước lạnh hoặc nước có nhiệt độ bình thường để bảo vệ cấu trúc vải
- Không nên ngâm áo hoặc vải quá lâu để giúp vải bền đẹp lâu hơn
- Đặt vải ở vị trí thoáng mát, bảo quản ở nơi khô ráo để hạn chế sự ẩm mốc
- Nếu vải bị mốc thì nên loại vải ngay những vị trí dễ bị ẩm mốc
Trên đây, Gạo House đã tổng hợp các thông tin về vải thun gân cũng như đặc điểm và ứng dụng của chất liệu này. Nếu bạn yêu thích loại vải này thì nhất định phải sử dụng thường xuyên trong mùa đông để giữ ấm và bảo vệ cơ thể nhé.