Vải lụa tơ tằm là chất liệu đắt đỏ, mang đến cảm giác mềm mịn, óng ánh và sang trọng. Chính vì vậy, loại vải này được coi là thứ hàng xa xỉ, được ví như “nữ hoàng” của những sợi tơ. Trang phục từ chất liệu lụa tơ tằm cũng mang đến vẻ đẹp thanh lịch, quý phái và vô cùng thoải mái. Nếu bạn đang tìm hiểu về vải lụa tơ tằm là gì? Đặc điểm, ứng dụng ra sao thì hãy tham khảo bài viết mà Gạo House chia sẻ dưới đây nhé!
1. Vải lụa tơ tằm là gì?
Lụa tơ tằm là loại vải mỏng, nhẹ, có bề mặt mịn màng với thành phần cấu tạo chính từ sợi tơ tằm. Đây là loại sợi mảnh nhất, có độ bóng cao và tiết diện gần như hình tam giác. Do cấu trúc dạng lăng kính tam giác nên vải lụa phản chiếu ánh sáng với nhiều góc độ khác nhau tạo nên những tia sáng óng ánh đẹp mắt.
Thành phần chính của vải lụa tơ tằm là chất Fibroin chiếm đến 75%, được tạo thành từ quá trình nhả kén của những con tằm ăn lá dâu. Do được sống trong môi trường tự nhiên nên tơ tằm thường có màu trắng hoặc màu vani. Ngoài ra, một số loại tơ tằm khác còn nhả tơ màu nâu, cam hoặc xanh nhạt.
Tơ tằm có độ bền và độ đàn hồi cao nên thường được sử dụng để chế áo chống tên độc và đan. Tuy nhiên, nếu bị ướt độ bền của tơ sẽ giảm đi 20% nhưng vẫn cao hơn nhiều loại sợi khá. Nhờ vào đặc tính ưu việt, cộng thêm với quá trình sản xuất kỳ công, vất vả nên giá thành của vải lụa tơ tằm thường khá cao, luôn xếp vào top những loại vải đắt đỏ nhất.
2. Nguồn gốc, lịch sử phát triển vải lụa tơ tằm
Nói đến tơ tằm người ta cho rằng đây là thứ vải xa xỉ, có lịch sử lâu đời khoảng 6000 năm trước tại Trung Quốc. Loại vải này được dệt để cống nạp cho vua chúa hoặc tầng lớp quý tộc như một vật phẩm thể hiện sự kính trọng. Về sau, loại vải này trở nên phổ biến hơn, được sử dụng như một hình thức tiền tệ và giá thành được đo bằng độ dài của lụa. Sau đó, con đường tơ lụa bắt đầu đến gần hơn các nước Phương Tây, sau đó đến với Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Châu Âu.
Tại Việt Nam, nghề dệt vải lụa tơ tằm bắt đầu xuất hiện vào đời Vua Hùng thứ 6 tại huyện Ba Vì. Về sau loại vải này xuất hiện nhiều ở các làng nghề lụa khác như Hà Đông, Vạn Phúc, Mỹ Á,… Với bề dày truyền thống nên nghề dệt lụa tại Việt Nam vẫn đang được bảo tồn và phát triển nguyên vẹn đến ngày nay.
3. Các tính chất nổi bật nhất của vải tơ tằm
Loại vải tơ tằm sở hữu đến 75% Fibroin nên có các tính chất nổi bật như sau:
3.1. Tính chất vật lý
- Khi những nguồn ánh sáng khác nhau chiếu vào vải sẽ cho ra những màu sắc khác nhau
- Vải mềm mịn, khi tiếp xúc hoặc sờ lâu trên bề mặt sẽ thấy vải bị nóng lên
- Vải có trọng lượng rất nhẹ
- Không bị tích điện trong quá trình sử dụng nên được yêu thích để may áo đồng phục.
3.2. Tính chất hóa học vải lụa tơ tằm
- Khi tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, quá gắt vải sẽ dễ bị hỏng
- Vải nhanh khô, dễ dàng giặt giũ, trượt nước bình thường
- Phù hợp mặc trong mọi thời tiết khác nhau
- Khi bị ngấm nước quá lâu vải sẽ giảm độ bền, nên giặt khô vải lụa tơ tằm
- Vải lụa trắng khi thấm mồ hôi có thể xuất hiện những vết ố vàng
3.3. Tính chất cơ học
- Vải có độ bền tốt
- Không co giãn nhiều
- Mềm mịn, mát mẻ và thân thiện với mọi làn da
4. Quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm đúng chuẩn nhất
Quy trình sản xuất vải tơ tằm chi tiết như sau:
4.1. Bước 1: Chăn, nuôi tằm
Thời điểm thích hợp nhất để nuôi tằm là vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Mỗi lần tằm cái để được khoảng 300 – 500 quả trứng. Những quả trứng này nở ra tạo thành tằm được ủ trong môi trường có kiểm soát để nở thành ấu trùng (sâu bướm). Thời gian từ lúc tằm nở đến khi nhả kén có thể kéo dài lên đến 6 tuần, trải qua 4 lần lột xác và chia thành 5 độ tuổi khác nhau.
4.2. Bước 2: Giai đoạn nhả kén vải lụa tơ tằm
Tằm được cho ăn lá sắn, thầu dầu hoặc lá dâu để phát triển. Khoảng 6 tuần nuôi, tằm sẽ bắt đầu bỏ ăn, ngóc đầu lên và nhả kén. Người ta sẽ đan một khung tre tạo thành 5 lớp với những ô chữ nhật thông thoáng. Những con tằm lúc này sẽ bắt đầu quay kén bằng cách xoay cơ thể nó theo chuyển động số 8 khoảng 300.000 lần khoảng từ 3 đến 8 ngày. Mỗi con tằm sẽ tạo ra sợi tơ dài khoảng 100 mét và được kết dính lại với nhau bằng loại gel gọi là sericin.
4.3. Bước 3: Ươm tơ vải lụa tơ tằm
Khi tằm đã nhả kén xong, chúng sẽ tự bao bọc mình bên trong cuộn kén. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để ươm tơ vì nếu để lâu quá kén sẽ nở thành ngài và bắt đầu phá vỏ bọc khiến các tổ kén bị phá vụn. Trong quá trình ươm tơ, người ta thả kén vào nước sôi để làm mềm và hòa tan chất gel đang giữ kén. Đây là bước quan trọng trong quá trình sản xuất đảm bảo không ảnh hưởng đến sự liên tục của sợi tơ.
4.4. Bước 4: Quay tơ
Quay tơ tạo vải lụa tơ tằm bằng những cỗ quay truyền thống. Quá trình kéo sợi để cuốn các sợi đã nhuộm lên suốt chỉ, nhằm làm phẳng và sẵn sàng cho quá trình dệt. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách từ quay vòng, quay tay hoặc quay con la. Ngày nay, người tay đã dùng quy trình kéo sợi công nghiệp để kéo nhanh hơn, tuy nhiên chức năng vẫn như bánh xe kéo sợi cổ điển.
4.5. Bước 5: Dệt lụa từ tơ
Có rất nhiều cách dệt lụa khác nhau như dệt satin, dệt trơn hoặc dệt hở. Do đó, tùy vào từng kiểu dệt sẽ tạo nên các thuộc tính của vải lụa tơ tằm dày, mỏng, mềm hoặc cứng sẽ khác nhau.
4.6. Bước 6: Nhuộm tơ
Đây là khâu cuối cùng trong quá trình dệt vải lụa tơ tằm. Vải được ngâm trong nước nóng để loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi trước khi đưa vào nhuộm.
Hiện nay, các làng nghề truyền thống thường sử dụng vỏ cây, lá cây hoặc xay các loại củ có màu sắc để nhuộm màu tơ tốt và lành tính hơn. Ngoài ra, ở một số công nghệ in thêu hoạt tính hiện đại cũng được áp dụng để tạo thành những tấm lụa có hoạt tiết phức tạp hơn.
5. Các loại vải tơ tằm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 3 loại vải tơ lụa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay như:
5.1. Vải satin
Vải satin tơ tằm hay còn gọi là lụa sa tanh, là chất liệu sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các sợi dọc hoặc sợi ngang với nhau. Ở kỹ thuật này, một sợi ngang sẽ luồn xuống sợi dọc, sau đó đè lên ít nhất một sợi dọc khác và cứ thế tiếp tục tạo thành vải. Vải dệt xong thường có bề mặt bóng loáng ở trên, mặt dưới thô và mờ hơn.
Vải satin sở hữu độ bóng mịn, ánh nắng chiếu vào vô cùng óng ánh, bắt mắt, vải mặc thoáng mát, mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt nên thường được dùng để may đồng phục học sinh.
5.2. Vải muslin
Vải lụa tơ tằm muslin sở hữu đặc điểm mỏng nhẹ, mềm mại và có độ rủ cao. Nhờ vào bề mặt mịn mượt mà nên các thợ may thường chọn loại vải này để tạo ra các hoa văn bắt mắt trên vải mà không cần can thiệp quá nhiều vào máy móc. Do đó, vải muslin thường được sử dụng để may khăn trải bàn với những hoa văn cực đẹp.
5.3. Vải Crepe tơ tằm
Vải Crepe tơ tằm là dòng vải lụa cao cấp có bề mặt bóng mịn được dệt xoắn nhiều. Loại vải này có độ rủ đẹp hơn vải satin và muslin. Bên cạnh đó, vải có độ bền, ít nhăn, mỏng nhẹ và tạo cảm giác thoáng mát khi sử dụng.
6. Ưu điểm nổi bật nhất của vải tơ tằm
Dựa vào đặc tính vật lý và hóa học nên loại vải lụa sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Kết cấu: Vải lụa tơ tằm có độ mềm mại và độ óng ánh đẹp mắt nên tạo ra một sức hấp dẫn cao cấp, sang trọng.
- Độ bền: Sợi tơ tằm là loại tơ tự nhiên tốt nhất, mặc dù độ bền của chúng giảm đi khi bị ướt. Người ta pha trộn tơ tằm thêm các loại sợi khác để tăng thêm độ bền cho vải.
- Độ co giãn: Tính linh hoạt của loại vải này làm cho nó thêm ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc
- Khả năng thấm hút: Vải lụa có khả năng thấm hút tốt nhất, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc
- Sang trọng: Mặc trang phục bằng vải lụa sẽ tôn lên vẻ kiêu sa, thanh cao.
7. Nhược điểm của chất vải lụa tơ tằm
Bên cạnh những ưu điểm thì loại vải này còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tĩnh điện: Vật liệu không dẫn điện tốt nên bị tĩnh điện rất nhiều
- Sự co rút: Vải sẽ co lại trong quá trình giặt. Vì vậy, một món đồ bằng lụa phải luôn được giặt khô để tránh co rút vải.
- Giá thành: Do quá trình sản xuất của loại vải này mất nhiều công sức, công đoạn nên giá thành sẽ cao hơn loại vải khác.
8. Cách nhận biết vải lụa tơ tằm thật, giả
Do giá thành cao nên hiện nay nhiều nhà sản xuất khác muốn kiếm lời và tạo ra những loại vải tơ tằm giả. Dưới đây là một vài cách nhận biết vải tơ tằm thật, giả:
- Kiểm tra trực quan: Vải xốp mềm, nhẹ, khi chạm vào thường có cảm giác mát rượi, không bị dính trên da. Bạn hãy thử vò nhẹ 1 góc vải nếu khi mở ra nó quay về trạng thái ban đầu thì đó là vải lụa thật.
- Quan sát vải lụa dưới ánh sáng: Khi đưa một tấm lụa thật ra ngoài ánh sáng bạn sẽ thấy vải trở lên óng ánh, biến đổi màu sắc ở nhiều góc độ khác nhau. Còn với lụa tơ tằm giả thì chỉ cho độ bóng trắng ở tất cả các góc nhìn.
- Đốt thử một sợi vải bằng lụa tơ tằm: Do có nguồn gốc từ động vật nên khi đốt vải lụa tơ tằm có mùi khét như tóc và lửa tắt ngay, cháy thành than muội không gây cảm giác nóng. Còn với vải lụa tơ tằm giả khi đốt sẽ bị vón cục và có mùi nhựa cháy.
9. Ứng dụng của vải tơ trong cuộc sống
Một vài ứng dụng của vải lụa tơ tằm trong cuộc sống hiện nay như:
9.1. Lĩnh vực trang trí nội thất
Ứng dụng phổ biến của vải lụa tơ tằm là trong lĩnh vực nội thất. Tất tần tật những món đồ nội thất được may từ vải lụa giúp căn nhà của bạn thêm sang trọng, đẳng cấp và thanh lịch hơn. Những ứng dụng thường thấy nhất là các bộ chăn ga gối, bọc sofa, rèm cửa, khăn trang trí, khăn trải bàn,…
9.2. Lĩnh vực thời trang, may mặc
Lụa tơ tằm là mặt hàng xa xỉ chủ yếu may những mẫu áo, váy cách điệu khiến chị em mê mẩn. Bên cạnh đó, loại vải này cũng được sử dụng để may áo dài giúp các cô nàng thêm dịu dàng, đằm thắm, toát lên đường cong duyên dáng của cơ thể. Ngoài ra, chất liệu lụa còn được dùng để may đồng phục công ty, đồ mặc nhà, quần áo pijama, đầm lụa,… giúp chị em có giấc ngủ ngon, thoải mái hơn.
10. Vải tơ tằm giá bao nhiêu? Có đắt không?
Vải lụa tơ tằm được dệt thủ công 100% nên rất đắt đỏ, có mức giá lên đến tiền triệu cho mét vuông. Tuy nhiên hiện nay có những loại vải tơ tằm dệt công nghiệp nên giá thành được hạ xuống, giúp người mặc dễ dàng sử dụng hơn.
Lụa trơn mỏng có giá dao động khoảng 100.000 – 150.000 đồng/ mét, lụa dày rơi vào khoảng 400.000 đồng/ mét. Tuy nhiên, phổ biến trên thị trường hiện nay là loại lụa khổ với 120cm với giá lụa mỏng khoảng 175.000 – 400.000 đồng/ mét, lụa dày khoảng 450.000 đồng/ mét.
Còn đối với loại lụa đã được in ấn hoa văn, giá thành sẽ cao hơn vải lụa trơn, cụ thể:
- 120cm vải lụa mỏng có giá 350.000 – 800.000 đồng/ mét
- 120cm vải lụa dày khoảng 900.000 đồng/ mét.
Vải lụa tơ tằm được coi là “nữ hoàng” trong ngành thời trang, nội thất. Mong rằng những chia sẻ của Gạo House trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, nguồn gốc, quy trình sản xuất đến ứng dụng của vải tơ tằm. Nếu bạn còn thắc mắc về vải lụa tơ tằm hoặc các loại vải khác thì hãy liên hệ với Gạo House để được giải đáp nhé!