Vải Organza hay còn gọi vải tơ sống là một chất liệu quen thuộc trong ngành thời trang. Loại vải này mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái được các chuyên gia đánh giá cao nhờ sở hữu những ưu điểm nổi trội. Nếu bạn đang thắc mắc về nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng của chất liệu này là gì thì hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vải organza là gì?
Vải Organza là chất liệu mềm mỏng, có thể nhìn xuyên thấu được khi dệt trơn. Trước đây, loại vải này chủ yếu được dệt từ lụa nên rất mềm, mỏng nhẹ. Tuy nhiên hiện nay, chất liệu này đã được dệt bằng sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester mang đến cấu trúc vải thưa, cứng hơn nhưng vẫn có thể nhìn được xuyên thấu.
Mặt khác, loại vải này còn được gọi là vải tơ sống. Bởi vì bản chất trong vải có chứa đến 70% là khối lượng sợi và 30% còn lại là chất keo. Có tên gọi là tơ sống vì vải chưa qua xử lý, còn giữ nguyên chất keo tự nhiên. Điều này khiến vải có độ cứng, phồng và mỏng nhẹ nên được các nhà thiết kế ưa chuộng để may áo đồng phục.
2. Nguồn gốc vải tơ sống organza
Một số thông tin cho rằng, vải Organza được bắt nguồn ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có một vài thông tin khác cho rằng loại vải này lại xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Trung Quốc, vải tơ sống thường được biết đến thông qua con đường tơ lụa, mềm mịn, có độ bóng và mát mẻ. Chất liệu này thường được dệt ở tỉnh Chiết Giang, bên bờ sông Dương Tử. Còn ở Ấn Độ, loại vải Organza này được dệt nhiều nhất ở vùng Bangalore. Tuy nhiên, vải ở Ấn Độ sẽ thô và cứng hơn ở Trung Quốc. Hiện nay, chất liệu này thường được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới những Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn nhất. Nhờ quá trình sản xuất kết hợp với sợi tổng hợp nên vải có giá thành rẻ, đa dạng màu sắc được nhiều người ưa chuộng.
3. Vải tơ sống organza có những tính chất gì?
Loại vải tơ Organza sở hữu một vài tính chất nổi bật như sau:
3.1. Tính chất vật lý
- Vải mềm mịn, mỏng nhẹ và gần như không có trọng lượng
- Vải mềm, độ co giãn kém
- Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà loại vải này có bề mặt mờ hoặc sáng bóng khác nhau.
3.2. Tính chất hóa học
- Thấm hút nước kém, khó khăn trong việc giặt giũ
- Nhạy cảm với nhiệt độ nên rất dễ cháy.
4. Các loại vải organza phổ biến nhất hiện nay
Nhờ vào các thành phần, chất liệu cấu tạo khác nhau sẽ cho ra đời nhiều loại vải tơ Organza. Hiện nay, trên thị trường có 5 loại vải tơ sống phổ biến như:
4.1. Vải organza satin
Vải tơ Organza satin là sự kết hợp giữa Organza và vải satin. Loại vải này vừa sở hữu độ sáng bóng của vải satin mà còn có độ sắc nét, mềm mịn của Organza. Chắc chắn ở những bữa tiệc hoặc đám cưới bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trang phục từ chất liệu vải này qua những mẫu váy xinh xắn.
4.2. Tơ sống Organza spark
Vải tơ sống Organza spark có độ sáng và bóng hơn loại vải thông thường. Để nhận biết loại vải này, bạn có thể nhìn bằng mắt khi đưa vải ra ánh sáng. Nhờ sở hữu vẻ đẹp sáng và bóng nên chất liệu này thường được ưa chuộng trong ngành thời trang thiết kế váy, áo học sinh, đầm sang trọng.
4.3. Tơ sống organza crystal
Vải Organza Crystal là chất liệu phổ biến trong ngành may mặc. Loại vải này được làm bằng lụa hoặc sợi tổng hợp nên có ánh sáng nhẹ lấp lánh, mềm mịn rất bắt mắt. Do sở hữu vẻ đẹp độc đáo nên chất liệu Organza Crystal thường được dùng để may áo cưới cô dây hoặc trang trí nội thất.
4.4. Vải tơ sống sợi tổng hợp
Vải tơ sống sợi tổng hợp có thành phần chính là vải lụa. Tuy nhiên, để giảm giá thành và tăng thị phần nên lụa đã được thay thế bằng các chất liệu khác như polyester hoặc nylon. Sau quá trình biến đổi loại vải này vẫn khá giống vải làm từ lụa, nhưng độ thoáng khí không được hoàn hảo như ban đầu.
4.5. Chất vải organza mirror
Loại vải này thường được làm từ polyester nên sở hữu độ cứng cáp hơn các loại vải khác. Chất liệu này có độ sáng bóng và phản chiếu ánh sáng cực tốt nên thường được sử dụng để may đồng phục doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình làm sạch vải bạn nên hạn chế giặt may để tránh làm nhăn hoặc hỏng vải.
5. Quy trình sản xuất chất vải organza đúng chuẩn kỹ thuật
Quá trình sản xuất loại vải này theo từng bước cụ thể như sau:
5.1. Bước 1: Trùng hợp sợi vải
Người ta dùng chất demi cho phản ứng với nhau trong môi trường nhiệt độ từ 150 – 210 độ C. Qua quá trình trùng hợp này tạo ra các monome. Sau đó dùng chất này tiếp xúc trực tiếp với axit terephtalic ở mức nhiệt 280 độ sẽ tạo thành sợi vải Organza.
5.2. Bước 2: Làm khô sợi organza
Sau khi tạo thành các sợi Organza người ta làm lạnh chúng. Sau đó sẽ sử dụng máy cát để giúp vải mềm mịn và bền màu hơn. Đây là bước để làm khô sợi Organza nhanh nhất. Bước này sẽ giúp sợi vải sẽ nhanh khô hơn để giúp quá trình kéo, dệt vải nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5.3. Bước 3: Kéo vải Organza
Các sợi mịn sẽ được đem đi nung nóng ở nhiệt độ khoảng 270 độ C. Sau đó được mang đi ép sợi và ép qua. Tuy nhiên, tùy theo từng sợi hoặc mật độ của kim phun mà các sợi sẽ có hình dạng khác nhau. Ở quá trình này, các nhà sản xuất có thể thêm các chất hóa học để giúp sợi thêm khả năng chống tĩnh điện và dễ nhuộm màu hơn.
5.4. Bước 4: Kéo căng sợi
Sau đó các sợi Organza tiếp tục được kéo căng để có độ mỏng và mềm mại tự nhiên. Trong bước này, chiều dài hay rộng của vải sẽ được xác định theo các nhà sản xuất. Do đó, đây có thể được coi là bước quan trọng xác định kích thước vải.
5.5. Bước 5: Cuộn sợi vải Organza
Cuối cùng, các sợi Organza sẽ được cuộn lại thành các cuộn sợi lớn. Sau đó các nhà sản xuất sẽ đem vải đi dệt thành tấm. Sau đó vải sẽ được đem tiêu dùng, sản xuất thành ứng dụng khác.
6. Ưu điểm nổi bật nhất của chất liệu tơ sống organza
Chất vải tơ sống sở hữu một vài đặc điểm nổi bật như sau:
- Vải không nhăn, có khả năng chống mòn cao, không dễ hư hỏng hoặc rách
- Vải không bị co giãn, biến dạng sau khi sử dụng, có thể giữ được hình dạng cơ bản và dễ dàng in thêu họa tiết lên sản phẩm
- Vải Organza nhẹ, có độ thấm nước kém nên thường được chọn để may trang phục thiết kế cầu kỳ
- Vải có độ thông thoáng cao, không gây bết dính hoặc bí bách
- Vải đa dạng màu sắc giúp người dùng thỏa sức lựa chọn
- Không bị co rút form sau khi giặt hoặc sử dụng.
7. Nhược điểm tồn tại ở vải organza
Bên cạnh những ưu điểm trên thì vải còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Vải tơ Organza thuần túy (truyền thống) có mức giá khá cao
- Vải trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu. Do đó, khi may quần áo, váy bằng vải bạn cần yêu cầu may thêm lớp lót bên trong
- Vải có khả năng giữ nhiệt thấp vì tính chất mỏng nhẹ nên thường được ưa chuộng vào mùa hè
- Trong quá trình may vải, người thợ cần có kinh nghiệm, tay nghề cao để tạo ra thành phẩm đẹp như ý muốn. Do đó, để may trang phục từ loại vải này tốn rất nhiều thời gian và công sức.
8. Ứng dụng của vải organza trong đời sống
Chắc hẳn trong những dịp sự kiện, đám cưới bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những trang phục bằng chất liệu Organza. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để may khăn trải bàn, rèm cửa,… cụ thể:
8.1. May áo cưới
May áo cưới là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của loại vải này. Việc sử dụng chất vải tơ Organza sẽ giúp mẫu áo cưới trở nên lộng lẫy, thanh lịch và thu hút hơn. Không những vậy, loại vải organza còn giúp che đi nhược điểm của cơ thể, giúp cô dâu trông thon thả và hoàn hảo hơn.
8.2. May các loại trang phục khác
Bên cạnh áo cưới thì loại vải này còn được sử dụng để may áo sơ mi, tạo điểm nhấn cho áo. Tuy nhiên, khi may áo sơ mi bằng chất liệu Organza bạn nên may thêm lớp lót bên trong để tránh bị xuyên thấu cơ thể.
Ngoài ra, những chiếc váy làm từ vải tơ này cũng khá sang trọng và quyến rũ. Vì khả năng bắt sáng cao nên chất liệu này thường rất lý tưởng để may trang phục dạ hội. Vải tơ Organza thường được yêu thích bởi những bạn nữ theo đuổi phong cách bánh bèo vì vải có độ phồng, bóng, mềm mịn và duyên dáng.
8.3. Ứng dụng khác của vải organza
Bên cạnh ứng dụng về trang phục loại vải này còn được sử dụng để may rèm hoặc các vật dụng trang trí nội thất như chao đèn, lót bình, rèm phòng ngủ. Không những vậy, nhiều người còn yêu thích sử dụng loại vải này để trang trí cho các dịp lễ kỷ niệm hoặc đám cưới. Nhờ vào sự bóng bẩy, bắt mắt của vải mà không gian tiệc tùng của bạn sẽ trở nên đẹp mắt, lãng mạn hơn.
Ngoài ra, vải còn được tận dụng để làm những chiếc nơ trang trí đáng yêu cho những món quà đặc biệt.
9. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản vải organza
Để giữ vải được bền lâu thì bạn nên lưu ý cách giặt và bảo quản đúng cách như sau:
9.1. Cách giặt đúng
- Giặt bằng tay: Bạn chỉ nên giặt vải bằng tay, không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến vải bị mòn hoặc hỏng.
- Nhiệt độ nước giặt: Nên dùng nước lạnh để giặt đồ bằng vải Organza. Nếu có thể bạn nên giặt khô để giúp vải bền màu lâu hơn.
- Không sử dụng các chất tẩy mạnh: Sử dụng chất tẩy mạnh sẽ khiến vải mất đi màu tự nhiên, không còn mượt và mịn như trước nữa.
9.2. Cách bảo quản vải organza đúng
Để bảo quản loại vải này đúng cách bạn cần lưu ý 2 điều sau đây:
- Tránh các vật dụng sắc nhọn: Vải rất dễ bị trầy xước ngay khi chạm nhẹ vào các vật sắc nhọn. Do đó, để vải luôn bền đẹp bạn nên cho trang phục vào những túi riêng và bảo quản kỹ lưỡng hơn.
- Sử dụng bàn ủi hơi nước để là vải: Vì vải được làm từ sợi tơ sống nên thường ít nhăn hơn các loại vải khác. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng bàn là thông thường. Nếu muốn ủi quần áo bằng vải tơ Organza bạn nên sử dụng bàn ủi hơi nước để làm phẳng nhanh, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng vải.
10. Giải đáp nghi vấn về vải organza
Dưới đây là một vài thắc mắc phổ biến về loại vải này, cùng Gạo House tìm câu trả lời nhé.
10.1. Vải tơ sống giá bán bao nhiêu?
Hiện nay vải tơ sống xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Tùy vào từng đơn vị và loại vải mà giá thành có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung giá vải sẽ dao động trên dưới 100.000 đồng/ m2 vải.
10.2. Mua vải ở đâu?
Có rất nhiều địa điểm bán vải ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội bạn có thể tham khảo chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến chợ Bến Thành,… Bạn nên tìm mua ở những đầu mối đáng tin cậy hoặc các cửa hàng gia công quần áo uy tín để đặt.
10.3. Vải organza có là được không?
Thực tế, vải tơ sống được cấu tạo từ thành phần polyester, nylon nên có khả năng tự làm phẳng và ít nhăn. Trong những trường hợp cần là ủi để làm phẳng bạn vẫn có thể là bình thường. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng bàn là có hơi nước để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
10.4. Cách làm mềm vải organza
Để làm mềm loại vải này bạn nên sử dụng xà phòng trung tính và nước dưới 30 độ C. Sau đó giặt nhẹ nhàng bằng tay, tránh vò hoặc vắt quá mạnh. Giặt xong bạn nên phơi vải ở những chỗ có bóng râm, có gió thổi qua thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời vì đây là nguyên nhân làm cứng vải.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của Gạo House trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về vải Organza. Nếu bạn cần tư vấn thêm về loại vải này hoặc có nhu cầu may đồng phục gia đình/ công ty/ doanh nghiệp thì hãy liên hệ với Gạo House nhé. Hiện tại Gạo House đang có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho bạn!