Vải thun lạnh là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong may mặc

Vải thun lạnh là chất liệu không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, may mặc. Loại vải này mang trong mình nhiều ưu điểm nổi bật, được nhiều khách hàng tin dùng và dần phổ biến trên thị trường. Vậy vải thun lạnh là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé! 

Thun lạnh có khả năng chống thấm nước rất tốt
Thun lạnh có khả năng chống thấm nước rất tốt

1. Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến để may quần áo thể thao. Với thành phần 100% từ sợi PE, kết hợp thêm 3-5% Spandex khi sờ trên bề mặt vải bạn sẽ thấy cảm giác mát tay, bóng loáng và có khả năng co giãn một chiều. Do đó, những bộ đồ làm bằng chất liệu vải này sẽ ít bị nhăn, ít bị giãn và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

2. Nguồn gốc của vải thun lạnh

Chất liệu thun lạnh bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Do sự loạn lạc của thời chiến tranh nên con người ta cần những bộ trang phục mỏng nhẹ, co giãn tốt để có thể hoạt động dễ dàng. Đây cũng chính là lý do ra đời của chất liệu thun lạnh. 

Tuy nhiên, ở thời kỳ này người dân chỉ tự dệt vải sơ sài. Cho đến năm 1962 thì chất vải này mới được chính thức đưa vào sản xuất và bày bán nhiều trên thị trường. 

Vì thành phần có chứa nhiều sợi PE nên thun lạnh không thực sự mát dưới trời nắng
Vì thành phần có chứa nhiều sợi PE nên thun lạnh không thực sự mát dưới trời nắng

3. Đặc điểm của vải thun lạnh

Vải có cấu tạo từ 3 loại sợi khác nhau: Sợi Polyester, sợi Spandex và sợi Nylon. Trong quá trình sản xuất hàm lượng sợi PE và sợi Nylon sẽ cao hơn sợi Spandex, được chia theo tỷ lệ 1:19, 1 phần sợi Spandex và 19 phần sợi PE. 

  • Đặc điểm của sợi Polyester: Đây là loại sợi nhân tạo làm từ các loại khoáng sản. Do đó, sợi có độ co giãn kém, khả năng thấm hút không cao nhưng lại rất mềm mượt.
  • Đặc điểm của sợi Spandex: Loại sợi tổng hợp này có độ co giãn cao và rất mềm mượt.

Nhờ vào những đặc điểm của các sợi cấu thành nên chất vải thun lạnh sẽ có độ bóng loáng, mềm mịn và mang lại cảm giác mát mẻ cho người mặc. Đặc biệt, loại vải này rất thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và bông hơi nhanh nên thường được chọn để may đồng phục doanh nghiệp, đồ đi biển, đồ thể thao. 

<yoastmark class=

4. Tính chất của vải thun lạnh

Vải có tính chất hóa học và vật lý như sau: 

4.1. Tính chất vật lý

Tính chất vật lý của vải lạnh là rất ít nhăn, dù cho có bị vò mạnh đến đây thì vải vẫn giữ nguyên độ bóng loáng, đẹp mắt. Bên cạnh đó, vải cũng không thấm nước nên khả năng hút ẩm sẽ không cao. Bề mặt vải mát lạnh, sáng mịn, có ánh nhẹ và đều màu. 

4.2. Tính chất hóa học

Vải có tính chất hóa học là không tan trong nước, rất nhanh khô khi bị ướt và khả năng bắt lửa kém. Khi vải cháy sẽ nghe mùi nhựa, tro vón thành cục, không thể bóp tan được. Bạn có thể áp dụng cách này để kiểm tra những mẫu áo đồng phục vải lạnh đã đặt may. 

5. Ưu, nhược điểm của vải thun lạnh

Bất cứ loại vải nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Và loại vải này cũng vậy, chúng sở hữu ưu, nhược điểm như: 

5.1. Ưu điểm

Ưu điểm của chất vải như sau: 

  • Vải khá mềm, mịn và trơn láng nên mang lại cảm giác mát lạnh, thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
  • Điểm nổi bật của loại vải này là không nhăn, dễ giặt nên khi dùng người mặc có thể hoàn toàn yên tâm nếu bộ đồ vô tình bị lấm bẩn.
  • Tính bền của vải được xuất hiện từ các sợi tổng hợp nên không bị ảnh hưởng quá nhiều từ môi trường, vi khuẩn và nước. Vải mang lại cảm giác an toàn, dễ chịu cho người mặc.

<yoastmark class=

  • Khả năng thoát ẩm cao, có độ thấm hút mồ hôi tốt cực kỳ hiệu quả, khi giặt rất nhanh khô.
  • Phù hợp để may các loại quần áo thể thao nhờ đặc tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
  • Màu sắc, mẫu mã vải đa dạng giúp người dùng có thể thoải mái thiết kế những bộ trang phục của mình.
  • Độ co giãn rất tốt, ít bị co rút khi dùng và không bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng. 
  • Giá thành vải tương đối rẻ, đáp ứng được nhu cầu hầu hết của người tiêu dùng. 

5.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải thun lạnh còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Chất liệu được làm từ các loại sợi tổng hợp nên khi mặc sẽ khá nóng. Do đó, chỉ thích hợp để may những bộ quần áo mùa hè kích thước rộng như áo ba lỗ, áo form rộng,…
  • Vải tiếp xúc ở môi trường nhiệt độ cao sẽ ngay lập tức biến dạng, bung chỉ, mất tính co giãn. Do đó, bạn cần chú ý khi phơi đồ dưới ánh nắng quá gắt. 
  • Chất liệu không được bền màu, khi giặt với các loại vải khác sẽ dễ bị lem màu, lấm bẩn. 

Chất <yoastmark class=

6. Vải thun lạnh có tốt không?

Vải lạnh được cấu tạo chính từ sợi Polyester, có đặc tính mát lạnh trong thời tiết 

7. Có bao nhiêu loại vải thun lạnh

Trong thành phần cấu tạo lên vải có độ khác nhau nên chất liệu cũng được chia thành các loại khác, cụ thể: 

7.1. Vải thun lạnh 2 chiều

Chất liệu thun lạnh 2 chiều được làm từ 100% Polyester nên có thể co giãn theo chiều ngang thoải mái. Chất vải cũng rất bền, form đẹp và không bị dão sau một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, chất vải lạnh 2 chiều sẽ mỏng hơn 4 chiều và thưởng được ứng dụng để may các loại áo thun giá rẻ. Một số loại vải thun 2 chiều phổ biến là thun mè kim, thun mè mưa, mè caro, thun silk, mè trái banh,… 

Hình ảnh cận cảnh vải sẹc sây
Hình ảnh cận cảnh vải sẹc sây

7.2. Vải thun lạnh 4 chiều

Vải được cấu tạo với thành phần 95% Polyester và 5% Spandex có khả năng co dãn ở cả 2 chiều cả ngang và dọc. Chất vải mềm mịn, mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc. Vì vậy, vải cực kỳ phù hợp để may áo học sinh, đồng phục thể thao cho những vận động viên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành của vải cũng đắt hơn so với loại 2 chiều và được liệt kê vào nhóm vải thun lạnh cao cấp. 

7.3. Vải thun lạnh Hàn Quốc

Thun lạnh Hàn Quốc được cấu tạo với thành phần 80% Polyester và 20% Spandex. Tuy nhiên, tùy vào khả năng thấm nước, độ co giãn nên nhà sản xuất sẽ thay đổi cấu tạo thành 83/15 đến 83/16. Loại vải này được ưa chuộng dùng để may đồ bơi cao cấp, dễ chịu. 

<yoastmark class=

7.4. Vải thun lạnh Thái Lan

Loại vải này có bề mặt bóng, khá mềm, dày dặn, ít nhăn và thoáng khí tốt. Đặc biệt, chất vải này có độ thoáng mát, nhẹ nhàng và không bám da khi đổ mồ hôi như các loại thun thông thường. Do vải thun lạnh Thái Lan được dệt từ sợi polyester hoặc nylon, kết hợp thêm 3-5% sợi spandex để tăng độ co giãn và đàn hồi cho vải. 

7.5. Vải thun bột lạnh

Vải polyester spandex hay vải thun bột lạnh là loại vải được dệt từ sợi polyester kết hợp với sợi spandex đan xen với nhau bởi kiểu dệt Single Jersey. Mặt vải xuất hiện các cột dọc có các hình chữ V được kéo sát nhau, mặt trái là các vòng cung ngắn xếp đều, mang lại độ bóng, co giãn và đàn hồi tốt. 

<yoastmark class=

7.6. Vải thun lạnh thể thao

Vải thun lạnh thể thao được cấu tạo với thành phần 100% sợi poly hoặc nylon với kiểu dệt interlock tạo nền bề mặt vải bóng loáng, có 2 mặt hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, vải không bị đổ lông. mang lại cảm giác thoáng ẩm tốt, dễ chịu trong quá trình sử dụng. Loại vải này thường được dùng để may những bộ đồ thể thao cao cấp, đồ trẻ em hoặc những bộ đồ ngủ.

7.7. Vải thun gân lạnh

Vải thun gân lạnh là loại vải tuyệt vời dành cho những ngày thu se se lạnh. Chất liệu này được cấu tạo từ 2 cây kim khác loại đan với nhau, tạo ra những đường chỉ gân chìm và nổi xen kẽ với nhau trên bề mặt. Với đường may chắc chắn và đan xen này, vải gân giữ ấm cơ thể rất tốt, thường được sử dụng để may áo len cổ lọ, áo thun gân tăm cho những ngày thời tiết lạnh giá. 

Nhận biết chất <yoastmark class=

7.8. Vải thun tăm lạnh

Vải thun tăm lạnh là sự kết hợp giữa các chất liệu polyester (95%) và spandex (5%) mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Loại vải này giữ form dáng tốt, chất vải đẹp, rõ từng chi tiết giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, đẹp và tự tin. Chất liệu này là sự mới mẻ, 1 bước tiến phát triển mới cho ngành thời trang và may mặc. 

9. Cách phân biệt vải thun lạnh với các loại vải khác

Để có thể chọn được loại vải thun lạnh chất lượng thì bạn cần nắm rõ cách nhận biết loại vải này. Để tránh được “tiền mất, tật mang” chọn phải loại vải đểu bạn nên tham khảo cách phân biệt mà Gạo House chia sẻ dưới đây. 

9.1. Cảm nhận bằng giác quan

Chất vải thun lạnh có bề mặt mềm mịn, mát lạnh nên tạo cảm giác êm ái, dễ chịu khi sờ vào. Màu vải cho dù tối hay sáng thì đều có ánh nhẹ, khi phơi dưới nắng có thể thấy các dải màu rất đều nhau. Bên cạnh đó, chất vải rất ít khi nhăn ngay cả khi bạn vò mạnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể chà mạnh hay giặt bằng máy thoải mái. Chất vải thun lạnh cũng không tan trong nước và rất nhanh khô sau khi phơi. 

Thun lạnh được dùng rất phổ biến để may quần áo luyện tập thể thao
Thun lạnh được dùng rất phổ biến để may quần áo luyện tập thể thao

9.2. Dựa vào nhiệt độ vải

Do được cấu tạo từ sợi Polyester trong thành phần nên vải thun lạnh sau khi cháy thành tro sẽ vón cục không thể tan được. Bên cạnh đó, mùi vải cháy cũng có mùi khét, nhựa cháy. 

9.3. Dựa theo tính thấm nước

Chất liệu thun lạnh thấm nước rất kém. Bạn có thể nhận diện bằng cách đổ nước lên bề mặt vải. Nếu đổ nước lên bề mặt vải sẽ chỉ thấy thấm một mặt, không thấm hết toàn bộ mặt vải. 

10. Ứng dụng của chất liệu vải thun lạnh

Đối với các hãng thời trang nữ thì chất vải thun lạnh thường dùng để may đồ bộ, các mẫu váy đầm thời trang, áo thun hoặc váy ngủ,… Còn đối với phong cách thời trang nam thì vải thường xuất hiện trong những mẫu áo quần đá bóng, áo phông,… mang đến khả năng co giãn tốt, thoáng mát khi vận động. Ngoài ra, chất vải này cũng được ứng dụng để may trang phục trẻ em, an toàn lành tính cho da. 

Bảng màu phổ biến nhất của <yoastmark class=

11. Một vài lưu ý khi bảo quản vải thun lạnh

Để có thể giữ cho vải luôn lâu dài trong quá trình sử dụng thì bạn cần có những phương pháp bảo quản phù hợp nhất. Hãy tham khảo một số gợi ý mà Gạo House chia sẻ dưới đây:

  • Vải rất nhạy cảm với nhiệt độ cao nên chú ý phơi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, khi ủi không nên chọn mức nhiệt quá cao.
  • Hạn chế vắt áo quá mạnh sau khi giặt xong, sau khi phơi khô hãy gấp vải lại để tránh áo bị chảy xệ.
  • Không nên giặt chung áo màu trắng và với các màu khác với nhau trong lần giặt đầu tiên.
  • Không để quần áo bằng vải thun lạnh ở những nơi ẩm ướt để tránh nấm mốc, mùi hôi khó chịu. 

<yoastmark class=

12. Mua vải thun lạnh ở đâu?

Bạn có thể tìm mua vải thun lạnh ở các khu chợ vải lớn tại Hồ Chí Minh và Hà Nội như:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Mua tại chợ vải Quận 5, Gia Định, chợ sỉ Quận 1 hoặc chợ vải Phú Thọ Hòa ở Tân Phú.
  • Ở Hà Nội: Mua vải tại chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp hoặc chợ Vạn Phúc,…

Giá bán vải thun lạnh sẽ tùy vào số lượng bạn mua sỉ hay lẻ. Giá sỉ thường chỉ từ 20.000 – 60.000 Vnđ/ thước. Nếu muốn rẻ hơn bạn có thể trực tiếp đến các xưởng may vải.

Mua <yoastmark class=

Trên đây là những thông tin về ưu, nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản của vải thun lạnh. Hy vọng những thông tin mà Gạo House chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức hữu ích nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn, đặt may đồng phục gia đình, nhóm, công ty thì hãy tham khảo Gạo House nhé. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Gạo House chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những bộ đồ chất lượng nhất! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *